Những lát cắt thực tế
Nguyễn Vạn Phú
Thực và ảo
Chiều tối ngày 12-1, lúc đến sân bay Midway ở Chicago, vừa ra khỏi đường ống đã thấy những nhóm người đứng túm tụm mắt dán chặt vào màn hình TV treo trên cao, tôi biết đã có chuyện gì quan trọng xảy ra. Lúc đó, tôi còn phải chờ ở Chicago thêm một tiếng trước khi bay về Las Vegas nên vội vàng đến cổng của mình và đứng lẫn vào những người đang theo dõi tin trên đài CNN. Cơn động đất 7.0 độ Richter gần sát thủ đô
Các sân bay của Mỹ mùa năm mới này đang có chương trình tặng miễn phí sóng wifi cho du khách do Google cung cấp nên nhiều người mở laptop đọc tin. Tin tức, đủ dạng, đủ kiểu cũng tràn vào máy tính của tôi. Bên ngoài hành lang sân bay, dòng người vội vội vàng vàng đi khắp các ngã vẫn tuôn chảy, bên trong thế giới ảo, thảm họa Haiti cũng lớn dần lên với những cảnh tang thương kinh hoàng bắt đầu xuất hiện. Thế giới nào thực, thế giới nào ảo – một cảm giác thật khó phân biệt.
Càng khó phân định hơn khi đến sân bay
Ở khách sạn, cái cảm giác thực - ảo mơ hồ này càng lớn hơn. Bước chân vào các khách sạn lớn, chẳng hạn khách sạn
Không gian thực
Mới mấy tháng trở lại đây, khái niệm “augmented reality” (thực tế bổ sung – tương tác thực tế) bắt đầu được nói tới. Nói đơn giản, đó là khả năng đối chiếu thực tế bạn đang chứng kiến trước mắt với kho dữ liệu thông tin có sẵn trên mạng để hai bên bổ sung cho nhau, giúp người dùng có những lớp cắt thực tế tùy theo nhu cầu của họ. Lấy ví dụ, bạn có thể dùng một điện thoại thông minh như iPhone của Apple hay Nexus One của Google, chụp con đường ngay trước mặt bạn, rồi chạy một phần mềm, ngay lập tức trên màn hình chụp con đường thực tế, sẽ chồng thêm các lớp thông tin như cách đó bao xa có trạm xe buýt, tìm tiệm ăn nhanh thì rẽ hướng nào, nếu kết nối thêm Facebook, sẽ biết ai trong đám bạn bè đang ở gần đó… Ở đây chúng ta không đi vào chuyện kỹ thuật vì sao máy móc làm được chuyện đó (nhờ thiết bị định vị GPS, bản đồ có các lớp thông tin…) mà chỉ hình dung những khả năng xảy ra nhờ cái “tương tác thực tế” này. Nếu để cho trí tưởng tượng chúng ta được bay bổng, không giới hạn bởi những hạn chế hiện nay về hạ tầng hay thông tin, “augmented reality” sẽ giúp con người thoát khỏi những giới hạn vật lý và sẽ như một Tôn Ngộ Không, hoàn toàn có phép đằng vân giá vũ!
Điều muốn nói ở đây là cho dù “augmented reality” chưa phổ biến, cái cảm giác trải nghiệm nhiều lớp thực tế - vừa ảo vừa thực - là có ở nhiều người, nhất là khi đang đi xa, không gian vật lý đang trải nghiệm khác với không gian quen thuộc hằng ngày. Còn nhớ ở Triển lãm Điện tử tiêu dùng CES 2010, đồng thời với việc chiêm ngưỡng các loại đồ chơi công nghệ cao, chính chúng cũng là công cụ giúp người ở xa theo dõi thời sự ở nhà như đang diễn ra trước mắt bạn. Tôi đọc tin cựu tổng giám đốc Jetstar Pacific Lương Hoài Nam bị bắt có lẽ sớm hơn nhiều người ở nhà dù ở xa cả nửa vòng trái đất, đơn giản là vì điện thoại có phần mềm cập nhật tin tức theo thời gian thực trong khi ở nhà có thể nhiều người phải nhiều giờ sau mới đọc tin đó. Cứ tưởng tượng chỉ một thời gian rất ngắn nữa thôi, người ta có thể ngồi ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đeo kính và xem truyền hình trực tiếp 3D một trận bóng đá trong vòng World Cup. Kỹ thuật sẽ giúp người xem trải nghiệm cảm giác y như đang ngồi ngay trên khán đài, hay thậm chí gần hơn, ngay trong sân cỏ, lại có khả năng lượn theo đường bóng để quan sát kỹ hơn bất kỳ ai đang thực sự ngồi trong sân vận động nơi diễn ra trận bóng. Lát cắt thực tế nào hấp dẫn hơn, khi truyền hình 3D còn có nhiều “trò” khác, chen những lớp thực tế khác như thông số về trận đấu, thông tin về cầu thủ, bắt thực tế diễn ra chậm lại hay nhanh hơn…
Và có lẽ mỉa mai nhất là trên chuyến bay từ Bangkok về TPHCM, ngồi trên máy bay của Thai Airways International, xin tờ Bangkok Post lại đọc được ngay tin chủ tịch điều hành hãng máy bay này phải từ chức. Nguyên do là ông Wallop Bhukkanasut và bà vợ, trong một chuyến bay của chính hãng mình đã chở 30 kiện hành lý, cân nặng 398 ký từ Nhật Bản về