Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

‘Cá bay’ Exocet ‘Khắc tinh’ của tàu sân bay Trung Quốc ở biển Đông

Cùng với Klub-S 3M-54E1 của Việt Nam và Harpoon UGM-84, “cá bay” Exocet SM39 của Malaysia được các nhà phân tích đánh giá là “tam hùng”, tạo nên thế chân kiềng có thể ngăn chặn hiệu quả các hoạt động gây hấn trên Biển Đông.
“Cá bay” Exocet
Exocet là một loại tên lửa đối hạm sử dụng động cơ phản lực nhiên liệu rắn do Pháp nghiên cứu và phát triển. Exocet cũng là một trong những loại tên lửa có nhiều biến thể nhằm đáp ứng cho các phương tiện phóng khác nhau nhưng đều chung mục đích là diệt tàu nổi.
Exocet SM40 phiên bản mới nhất phóng từ tàu ngầm của Hải quân Malaysia.
Exocet có vẻ bề ngoài khá giống tên lửa Harpoon do những tương đồng về kỹ thuật thiết kế khí động học nhằm giảm tối đa lực cản của không khí. Tuy nhiên, Exocet không có cánh định hướng lớn, thay vào đó là những cánh định hướng không gian nhỏ nằm ở xung quanh thân để ổn định đường bay cho tên lửa.
Tên lửa Exocet SM39 phóng đi từ tàu ngầm lớp Scorpene của Malaysia trong một cuộc tập trận.

Exocet một khi được phóng đi sẽ trở thành thảm họa với bất cứ kẻ địch nào. (Trong ảnh: Exocet đang tách động cơ TurboBoost và tiếp cận mục tiêu).
Được phát triển từ năm 1967 bởi Tập đoàn hàng không Nord và Tập đoàn công nghiệp Aerospatiale, Exocet là một dự án khá tham vọng khi áp dụng hàng loạt các công nghệ mới nhất nhằm tạo ra một loại vũ khí mạnh hơn và hiệu quả hơn trên mặt trận hải quân.
Exocet SM40 phiên bản mới nhất phóng từ tàu ngầm của Hải quân Malaysia.
Cái tên Exocet được mệnh danh là “Cá bay” bởi cao độ trong hành trình của thế hệ tên lửa Exocet đầu tiên cực kì thấp, chỉ 4m so với mặt nước biển.
Exocet một khi được phóng đi sẽ trở thành thảm họa với bất cứ kẻ địch nào. (Trong ảnh: Exocet đang tách động cơ TurboBoost và tiếp cận mục tiêu).
Cho đến nay, dự án Exocet đã được giao lại cho Tập đoàn tên lửa quân sự & dân sự  MBDA nghiên cứu và phát triển các phiên bản tiếp theo. Exocet hiện có đến 4 phiên bản và mới nhất là Block 2/3 MM40 được Hải quân Malaysia đặt mua từ năm 2011.
‘Khắc tinh’ của Liêu Ninh
Exocet có khả năng tiêu diệt một chiếc khu trục hạm cỡ trung và nhỏ chỉ trong vài giây. Tuy nhiên, với các đối thủ lớn hơn thì có lẽ sẽ cần đến 2 hoặc 3 quả Exocet. Theo ước tính, với trọng tải 55 tấn như của hàng không mẫu hạm “hổ giấy” Liêu Ninh của Trung Quốc thì chỉ cần đến 3 quả Exocet và 1 quả 3M-54E1 là có thể đánh đắm được con tàu này.
Với 3 quả Exocet SM39, Liêu Ninh sẽ lại trở thành một đống sắt vụn.
Exocet hiện nay rất được ưa chuộng nhờ hiệu quả cao hơn.Với độ sai lệch chỉ là 2-3m và khả năng tiêu diệt mục tiêu thành công lên đến 92%, Exocet đã trở thành loại tên lửa có hiệu suất tốt nhất từng được chế tạo và sử dụng.
Với cơ cấu dẫn đường song song tiên tiến hiện đại, trong giai đoạn bay đầu và giữa, Exocet sử dụng cơ cấu dẫn đường quán tính để bay đến tọa độ đã được định sẵn. Trong giai đoạn cuối, khi chuẩn bị tiếp cận muc tiêu ở khoảng cách 20km, Exocet bắt đầu tự động chuyển sang chế độ điều khiển trực tiếp bằng radar hoặc dẫn đường chủ động thông qua hệ thống định vị toàn cầu GPS:
+Hệ thống dẫn đường chủ động bằng radar sẽ cung cấp tiếp cho tên lửa các thông tin về mục tiêu bao gồm khoảng cách, độ cao của mực nước biển, độ lệch tiêu chuẩn và quan trọng nhất là độ cao của sóng để nó có thể tự động điều chỉnh cao độ bay mà không bị sóng biển cuốn đi mất. Hiện nay, thế hệ Exocet thứ 4 mới nhất còn vượt trội hơn cả Klub-S khi chỉ bay với cao độ so với bề mặt là 2m.
+Hệ thống dẫn đường chủ động thông qua GPS, trong trường hợp tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc, hệ thống dẫn đường GPS sẽ được kích hoạt nhằm dẫn các tên lửa tấn công các mục tiêu chính xác nhất mà không bị trùng lặp. Hệ thống này sẽ tự động liên kết với hệ thống định vị GPS rồi đánh số lần lượt cho các tên lửa và sắp xếp chúng theo một quỹ đạo để tấn công các mục tiêu đã định sẵn, đồng thời phối hợp với hệ thống phân biệt bạn-thù IFF (Identify Friend or Foe) để không bị nhầm lẫn giữa địch và ta.
Block 2/3 MM40 phóng đi từ kinh hạm KD Hang Tuah
Cả 3 loại tên lửa Harpoon, Klub-S và Exocet đều được trang bị công nghệ Sea-skiming nhằm qua mặt các hệ thống radar đánh chặn và hệ thống phòng thủ tầm gần (CIWS). Exocet lợi dụng radar quét phương ngang pha chủ động trên các hệ thống CIWS và đánh chặn khi các radar này phát đi những luồng xung điện từ để thám sát bề mặt nhằm đánh hơi sự có mặt của các tên lửa đối hạm.
Với công nghệ Sea-skiming, chúng như lướt đi trên mặt biển để nhằm qua mặt được các luồng xung điện, bởi pha quét ngang nếu phát đi các xung điện quá sát bề mặt nước biển sẽ gây ra nhiễu động xung điện từ SRA và hiện tượng thay đổi quỹ đạo chuyển động của xung điện từ gây nhiên những tín hiệu nhiễu trên màn hình radar. Exocet thế hệ thứ 4 chỉ bay sát bề mặt có 2m, nghĩa là khi nó tiếp cận mục tiêu thì các radar mới phát hiện được ra nó nhưng lúc này đã quá muộn để đánh chặn.
Khi đó, Exocet sẽ lập tức kích hoạt chế độ áp sát tấn công và thay đổi quỹ đạo bay đã định sẵn. Lợi thế của nó là khiến cho các radar không kịp xác định được phương hướng để đánh chặn. Trong lúc các radar đang định vị được phương bay thì Merkava tăng tốc lên đến Mach 3 và thay đổi độ cao một cách bất ngờ trước khi va chạm với mục tiêu. Thời gian từ lúc radar phát hiện ra Exocet đến khi bị nó tấn công chỉ ngắn ngủi trong 13 giây. Đây là một khoảng thời gian quá ngắn để bất kỳ hệ thống radar đánh chặn nào có thể hạ được nó trước khi bị nó tấn công.
Các biến thể ống phóng cho các tàu khu trục và khinh hạm của Malaysia.
Để hỗ trợ phóng tên lửa Exocet, tàu chiến của Hải quân Malaysia còn được trang bị thêm công nghệ động cơ TurboBooster nhằm duy trì được tốc độ cao của Exocet trong giai đoạn bay cuối. Nhờ vậy, Exocet có thể bay xa đến 230km và tự động tìm kiếm mục tiêu thông qua đầu dẫn thông minh và liên tục gửi những phản hồi về hệ thống điều khiển nhằm xác định được mục tiêu trong trường hợp mục tiêu ẩn trốn nó.
Với những phiên bản tên lửa tối tân hiện đại như thế này, Hải quân Malaysia thừa sức chống chọi với bất kỳ kẻ thù nào. Trong trường hợp hợp đồng tác chiến giữa các phương tiện nổi và tàu ngầm, khả năng sống sót của bất kỳ kẻ xâm nhập nào vào vùng biển Malaysia là rất thấp, kể cả có to lớn như “hổ giấy” Liêu Ninh đi chăng nữa.
(VOR)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến