Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt có chế tạo được bom hạt nhân không?

Sau khi báo chí thông tin việc Việt Nam trao trả 16 kg uranium có độ giàu cao cho Nga , nhiều bạn đọc rất quan tâm đến việc vận hành của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (Viện NCHNĐL).
Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt vẫn hoạt động ổn định với uranium độ giàu thấp
PGS-TS Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện NCHNĐL, Phó giám đốc Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam
Sau khi từ TP.HCM trở về, PGS-TS Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện NCHNĐL, Phó giám đốc Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam đã thông tin thêm cho Thanh Niên Online: Việc giao trả uranium có độ giàu cao là hoạt động nằm trong chương trình thực hiện khuyến cáo của Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Sản xuất thuốc phóng xạ để điều trị bệnh bướu cổ tại Viện NCHN Đà Lạt

Theo thỏa thuận của Hoa Kỳ và Liên bang Nga, về việc chuyển đổi nhiên liệu sử dụng cho các lò phản ứng nghiên cứu từ nhiên liệu uranium có độ làm giàu (từ 20% U-235 trở lên) sang nhiên liệu có độ giàu thấp (LEU) (dưới 20% U-235).
Việc trả 141 bó uranium độ giàu cao cho thấy Việt Nam tuân thủ các công ước quốc tế đã ký kết, Việt Nam chỉ sử dụng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Ông Điền thông tin, từ tháng 11.2011, Viện NCHNĐL đã thực hiện thay thế và chuyển đổi thành công lò phản ứng nghiên cứu sang vận hành hoàn toàn bằng nhiên liệu LEU. Việc vận hành lò vẫn ổn định và an toàn.
Các dược chất đánh dấu sản xuất tại Viện NCHN Đà Lạt
Từ đó đến khi trao trả, 106 bó uranium độ giàu cao (không còn sử dụng, trao trả đợt 2) được ngâm nước trong bể chứa nhiên liệu uranium chuyên dùng thiết kế ngay trong lò phản ứng. Mục đích việc này nhằm để làm nguội các bó uranium và ngăn cản nguồn phóng xạ lan tỏa ra bên ngoài.
Trả lời câu hỏi của Thanh Niên Online, lò nghiên cứu của Viện NCHNĐL có thể chế tạo bom hạt nhân không? PGS-TS Nguyễn Nhị Điền cho biết:
“Muốn chế tạo bom nguyên tử phải có thiết bị tái chế uranium để làm giàu uranium. Viện NCHNĐL không có các thiết bị đó nên không có khả năng làm giàu uranium”.
Nhờ nguồn nhiên liệu uranium LEU, thông qua các thiết bị máy móc, Viện NCHNĐL sản xuất ra nhiều loại đồng vị phóng xạ ứng dụng hiệu quả vào đời sống.
PGS-TS Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện NCHNĐL, Phó giám đốc Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam
Cụ thể, lò nghiên cứu hạt nhân tạo ra các chùm tia bức xạ để chiếu xạ, gồm chiếu xạ vật liệu để nghiên cứu thành phần và tính chất của vật liệu, chiếu xạ mẫu để sản xuất đồng vị phóng xạ phục vụ các ngành y tế và công nghiệp, nông nghiệp; phân tích thành phần nguyên tố vi lượng trong các mẫu chiếu xạ…
Ông Điển khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác với IAEA và cộng đồng quốc tế trong việc áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân, thực hiện chính sách về phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình…
(BTN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến