Lý giải các thách thức
Như thông lệ, cùng với Hội nghị thường niên nhóm tư vấn các nhà tài trợ diễn ra đầu tuần này tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam. Báo cáo năm nay cho thấy bên cạnh mức độ tăng trưởng khá cao, Việt
Những thách thức này thật ra đã được các chuyên gia kinh tế trong nước nhận diện từ lâu. Tuy nhiên lý giải nguyên nhân của WB có nhiều điểm đáng lưu ý.Những bất ổn vĩ mô của Việt Nam hiện nay, theo WB, là đã khởi phát từ năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, dòng vốn bên ngoài đổ vào nhiều chưa từng thấy, đã tạo nên sự bùng nổ tín dụng và bong bóng tài sản.
Cộng với những cú sốc từ bên ngoài như giá cả tăng vọt năm 2008, khủng hoảng tài chính năm 2009 và nợ công châu Âu năm 2010, Việt Nam hiện đang gánh chịu mức độ lạm phát cao nhất trong vùng Đông Á - Thái Bình Dương, tỷ giá chịu áp lực mạnh, dự trữ ngoại hối giảm, thị trường chứng khoán sụt giảm, trái phiếu chính phủ phải chịu lãi suất cao, thâm hụt tài khoản vãng lai lớn.
Về ngoại thương, báo cáo nhận định, trong khi thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là các nước phát triển, nguồn nhập khẩu lại chủ yếu đến từ Trung Quốc và Đông Á. Điều này giải thích vì sao Việt Nam đang xuất siêu với các nước phát triển nhưng lại nhập siêu với các bạn hàng láng giềng.
Lý do đằng sau, báo cáo nhận định, có thể là vì Việt Nam chưa kết nối được các mạng lưới sản xuất toàn cầu được triển khai tại Đông Á - Thái Bình Dương/ASEAN hoặc là vì các mạng lưới này, đặc biệt loại sản xuất hàng cần nhiều nhân công giá rẻ như may mặc, giày dép, lại kết thúc ở Việt Nam.
Mặc dù nhận định thâm hụt mậu dịch, sau khi tăng vọt ở thời điểm Việt
Về áp lực lên tỷ giá, WB nhận xét trong một thời gian dài, mỗi khi có chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do sau một thời gian, giới quản lý giải quyết bằng cách điều chỉnh tỷ giá hay nâng biên độ giao dịch. Cách làm đó đã tạo ra sự kỳ vọng các lần điều chỉnh trong tương lai nên tạo ra sự bất ổn trên thị trường.
Đặt câu hỏi “Vì sao tiền đồng chịu nhiều áp lực như thế?”, báo cáo không cho rằng đó là do tiền đồng được định giá quá cao so với các nước láng giềng. Thực tế, tiền đồng đã mất giá so với đô la Mỹ đến 9-10% trong năm nay và đến 15-25% so với đồng tiền các nước khác trong ASEAN. “Vì thế rõ ràng là chỉ phá giá tiền đồng mà không giải quyết các nguyên nhân gốc rễ thì cũng không phải là giải pháp hữu hiệu”, báo cáo nhận xét. Thâm hụt tài khoản vãng lai cũng không phải là nguyên nhân vì thâm hụt này về nguyên tắc đã được bù đắp bởi thặng dư tài khoản vốn.
Báo cáo cho rằng nguyên nhân nằm ở chỗ thặng dư tài khoản vốn lại không được dùng để tài trợ cho thâm hụt tài khoản vãng lai vì tình trạng đô la hóa. Một lượng lớn ngoại tệ được doanh nghiệp cất giữ ở tài khoản ngoài nước hay bên ngoài hệ thống ngân hàng và vì thế, vấn đề tỷ giá không chỉ do lạm phát cao, dự trữ ngoại hối thấp, thâm hụt mậu dịch... mà còn bởi sự suy giảm niềm tin của thị trường vào khả năng giải quyết những yếu kém này.
Về lạm phát, báo cáo cho rằng nên nhìn nhận ở góc độ lịch sử vì Việt
Ví dụ, sau khi kinh tế hồi phục vào cuối năm 2009, Chính phủ chủ trương thắt chặt tiền tệ; tháng 11-2009, lãi suất cơ bản được nâng 1 điểm phần trăm, tỷ giá được điều chỉnh 5,5%, việc bù lãi suất dần dần được chấm dứt. Nhưng đến quí 1-2010, khi tốc độ tăng GDP chỉ còn 5,8% và dưới áp lực của giới kinh doanh về lãi suất cao, chính sách lại được điều chỉnh vào giữa năm 2010 để hỗ trợ cho tăng trưởng, giới ngân hàng chịu áp lực phải giảm lãi suất. Đến nay, để chống lạm phát, lãi suất cơ bản được nâng lên 1 điểm phần trăm vào đầu tháng 11 nhưng khi lãi suất liên ngân hàng tăng vọt lên 18-20%, Ngân hàng Nhà nước lại can thiệp để giảm áp lực lên tính thanh khoản...
Vì thế, báo cáo cho rằng để chống lạm phát và ổn định tỷ giá, Chính phủ cần phát tín hiệu rõ ràng về cam kết tạo ra và duy trì sự ổn định vĩ mô trong ngắn hạn. Đi kèm theo đó là các chính sách cần thiết và thường xuyên cung cấp thông tin cho thị trường để tạo dựng niềm tin. Cũng cần bảo đảm sự nhất quán giữa các mục tiêu như lãi suất, hạn mức tín dụng, cung tiền... để tránh quán tính thay đổi chính sách liên tục.
Đáng tiếc là ngoài phần khuyến cáo ngắn nói trên, báo cáo hầu như không đưa ra được giải pháp nào khác cho những thách thức vĩ mô mà báo cáo đã dùng phần lớn nội dung để phân tích. Và đó thật ra cũng là mục đích của các tác giả bản báo cáo khi họ nhấn mạnh việc phân tích chủ yếu là để nhìn lại, điểm lại tình hình kinh tế của Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét