Đến thông cáo báo chí cũng phải xin phép
Đã có khá nhiều góp ý cho dự thảo “Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản” từ các nhà báo và nhà quản lý. Tuy nhiên có một đối tượng bất ngờ nằm trong phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hành vi bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng, theo dự thảo Nghị định, cũng bất ngờ không kém: Phát hành thông cáo báo chí mà không có giấy phép.
Bất ngờ là bởi hỏi thăm một vòng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và nhất là các công ty chuyên lo chuyện quan hệ đối ngoại cho các doanh nghiệp này, họ đều trả lời trước nay soạn, gởi các thông cáo báo chí họ đều không nghĩ phải xin phép. Tất cả đều ngạc nhiên, hỏi lại là xin phép ở đâu, thủ tục như thế nào, thời hạn ra sao… Hằng ngày có cả chục đến cả trăm thông cáo báo chí được phát ra, trong đó nhiều nhất vẫn là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Từ chuyện thay đổi nhân sự, giới thiệu sản phẩm mới đến chuyện công bố kết quả khuyến mãi, giảm giá hay những vấn đề cấp bách hơn như giải thích một sự cố sản phẩm đang được dư luận quan tâm… Không lẽ tất cả những thông cáo báo chí này đều phải xin phép?
Nguyên văn dự thảo Nghị định ghi rõ chuyện phát hành thông cáo báo chí không có giấy phép bị phạt tiền là dành cho “cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt
Thật ra, quy định phát hành thông cáo báo chí đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài phải xin giấy phép nằm ở “Quy chế xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam” do Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành vào tháng 11-2002. Quy chế này nói rõ hồ sơ xin phép phát hành thông cáo báo chí nộp ở Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Thông tin – Truyền thông), phải nộp hồ sơ “ít nhất trước 48 tiếng đồng hồ so với thời gian dự định phát hành thông cáo báo chí”…
Điều đáng nói là từ năm 2002 đến nay, Bộ là nơi nắm rõ nhất có bao nhiêu hồ sơ gởi đến để xin phát hành thông cáo báo chí, so với thực tế thì con số tuân thủ chiếm chừng bao nhiêu phần trăm. Bộ cũng là nơi hiểu rõ nhất quy chế xin phép này có mang tính thực tiễn không hay chỉ là quy định hình thức bởi thực tế ít ai phát hành một thông cáo báo chí đơn giản một trang giấy mà phải làm hồ sơ xin phép cả. Thông cáo báo chí là cầu nối cung cấp thông tin từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng – không có lý do gì phải ràng buộc bằng giấy phép. Còn nếu lo ngại nội dung thông cáo báo chí có những vấn đề gì nhạy cảm hay mang tính sai trái như vu khống đối thủ chẳng hạn thì cơ quan báo chí, nơi nhận thông báo, sẽ phải xử lý thông tin như một nguồn tin bình thường.
Quan trọng hơn, kể từ khi Việt
Quy chế nói trên (phần liên quan đến thông cáo báo chí) có mặt trong đời sống doanh nghiệp từ năm 2002 nhưng không thấy triển khai thực thi. Nay dự thảo Nghị định nêu lại. Thiết nghĩ việc đầu tiên là nên cập nhật lại Quy chế và sau đó đưa nội dung xử phạt nói trên ra khỏi dự thảo Nghị định. Làm như thế chính là đem lại sự nghiêm minh cho pháp luật vì không nên để tồn tại một quy định mà không ai thực hiện cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét