Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 28, ra ngày 8-7-2010
Một số bài nổi bật:
- Ai chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ Vinashin? (Nguyễn Quang A): Ngoài ban lãnh đạo Vinashin, còn những ai cũng phải chịu trách nhiệm cho những sai lầm nghiêm trọng ở tập đoàn này… Cách “cứu vớt” Vinashin cũng sẽ tạo ra tiền lệ rất xấu cho các doanh nghiệp nhà nước và sẽ có những hậu quả khôn lường…
- Cứu Vinashin không phải là cứu ngành đóng tàu (Ngọc Lan): Ba động tác cứu Vinashin: chuyển nợ, giãn nợ và bơm vốn là ba động tác rất mạnh của Chính phủ, khiến một số tập đoàn, DNNN có thể suy diễn theo kiểu cứ có vấn đề rồi Chính phủ sẽ cứu.
- Chặn bình thông nhau (Vũ Trọng Khải): Chính phủ cùng một lúc đóng 3 vai trò: (i) Chính phủ quản lý doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhà nước nói riêng theo pháp luật, (ii) Chính phủ là chủ sở hữu vốn; (iii) Chính phủ là chủ nợ. Chính phủ với tư cách là chủ nợ không những không đòi lại các khoản nợ đến hạn mà còn cấp thêm vốn hay bảo lãnh cho vay, cho vay tiếp thì đến bao giờ Vinashin mới lâm vào tình trạng phá sản theo luật định?
- Tập quyền hay phân quyền? (Nguyễn Quang A): Việc trao quyền tổ chức chính phủ cho cá nhân Thủ tướng hay là sự dàn xếp trong nội bộ đảng cầm quyền là việc riêng của đảng đó. Nếu họ giao quá nhiều quyền cho một cá nhân thì rất dễ một người có thể thâu tóm quá nhiều quyền lực và có thể trở thành chuyên quyền, độc đoán, thậm chí độc tài, biến cả một đảng thành công cụ của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét