Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Điều đặc biệt tạo nên sức mạnh hủy diệt của ‘bảo vật quốc gia’ S-300

S-300 là tổ hợp tên lửa phòng không được đánh giá cao nhất trên thế giới hiện nay. Mặc dù chưa tham chiến lần nào nhưng rất nhiều quốc gia đặt niềm tin, xem S-300 là bảo vật quốc gia.
Dù ra đời từ cuối những năm 1970, nhưng với sự cải tiến không ngừng, cho đến nay, S-300 vẫn được coi là tổ hợp hiện đại và uy lực nhất. S-400 thực ra cũng chỉ là một biến thể nâng cấp với tên gọi ban đầu S-300PMU-3.
Tuy nhiên, để có thể liên tục nâng cấp được như vậy, S-300 thực sự là một sản phẩm tối ưu về mặt thiết kế. Bài viết xin phép không bàn về sự hiện đại của hệ thống chỉ huy, hệ thống radar điều khiển.
Không cần ngắm khi bắn
Các thông số phát hiện, theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc, điều khiển cùng lúc nhiều tên lửa đến nhiều mục tiêu thật ra không còn là bí quyết của S-300 nữa. Tổ hợp Patriot của Mỹ cũng có khả năng tương tự. Ngay cả tên lửa S-125 Petrora ra đời từ năm 1961, sau khi được cải tiến lên chuẩn Pechora-2TM và Pechora-3M cũng có thể phát hiện và điều khiển đồng thời nhiều tên lửa hướng đến nhiều mục tiêu cùng lúc (bệ phóng của S-125 chỉ có 4 tên lửa).


Bí quyết của S-300 ở đây chính là phương pháp phóng. Với phương pháp phóng thẳng đứng, có thể nói, S-300 hết sức cơ động và linh hoạt. Hãy so sánh với Patriot sẽ thấy: Patriot cũng chứa các tên lửa trong container kín để kéo dài tuổi thọ và rút ngắn thời gian nạp đạn như S-300. Tuy nhiên, phương pháp phóng của Patriot là phóng nghiêng 38 độ nên cần có thiết bị và thời gian để đồng bộ giữa bệ phóng và hướng mục tiêu. Thời gian để triển khai của tổ hợp Patriot mất 30 phút, trong khi đó, khâu này ở S-300 chỉ mất 5 phút.
Phương pháp phóng thẳng đứng tạo cho S-300 sự cơ động và độ linh hoạt
Phương pháp phóng thẳng đứng tạo cho S-300 sự cơ động và độ linh hoạt

 Bệ phóng nghiêng của Patriot PAC-3
Bệ phóng nghiêng của Patriot PAC-3
Vấn đề không chỉ có vậy, việc phóng nghiêng sau đó đổi hướng tên lửa sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với mục tiêu cơ động với vận tốc lớn. Một vấn đề khác nữa là vùng chết quanh bệ phóng của Patriot sẽ lớn hơn so với S-300.
Mỹ tất nhiên là biết ưu điểm của phương pháp phóng thẳng đứng nhưng hiện tại họ mới áp dụng thành công cho các tên lửa của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis. Đối với các hệ thống này, tầm bắn rất cao (khoảng 160 km) nên việc điều khiển sẽ dễ dàng hơn. Việc áp dụng phương pháp phóng thẳng đứng với tầm bắn thấp chưa thành công nên Patriot vẫn áp dụng kiểu phóng theo truyền thống.
Điều này có thể được giải thích do thế mạnh của Nga trong lĩnh vực tên lửa là động cơ còn Mỹ là hệ thống điện tử. Để điều khiển tên lửa theo kiểu phóng thẳng đứng, ngoài các tên lửa điều khiển hướng ban đầu, động cơ tên lửa nhiên liệu rắn trong quá trình hành trình phải hết sức linh hoạt. Việc áp dụng chế độ lực đẩy hoạt động theo chế độ xung (không liên tục) đã tạo cho S-300 có được tính cơ động rất cao, có thể bám đuổi được nhiều loại mục tiêu khác nhau.
Tư duy thiết kế tạo sức sống mãnh liệt cho S-300
Điểm đặc biệt là bệ phóng tên lửa của một tổ hợp S-300 có thể phóng được rất nhiều loại tên lửa. Ví dụ: Hệ thống S-300PMU-1 được trang bị nhiều loại đạn tên lửa khác nhau gồm: 5V55R (tầm bắn 90 km), 48N6E (tầm bắn 150 km), 48N6E2 (tầm bắn 195 km), 9M96E1 (tầm bắn 40 km), 9M96E2 (tầm bắn 120 km).
Với cùng thiết bị phóng, S-300 có thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau
Với cùng thiết bị phóng, S-300 có thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau
Khả năng phóng nhiều loại đạn trên một thiết bị phóng chính là điều khác biệt nhất của S-300 với các hệ thống tên lửa phòng không khác. Nhờ khả năng này, S-300 có thể thay đổi linh hoạt theo từng nhiệm vụ và mục tiêu khác nhau một cách nhanh chóng ngay trong lúc chiến đấu.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hơn là tư duy thiết kế độc đáo tạo nên sức sống của S-300. Bài viết tạm gọi là thiết kế kiểu mô-đun.
Thiết kế kiểu mô-đun cho phép S-300 có thể thay đổi linh hoạt và không ngừng được nâng cấp. Kể cả những tổ hợp đã đưa vào trang bị cũng có thể được cập nhật những cải tiến mới, tất nhiên là dựa trên những thỏa thuận với nhà sản xuất, điều này tiết kiệm rất nhiều chi phí cả về mua sắm cũng như huấn luyện.
Hiện nay, đã có rất nhiều phiên bản ra đời dựa trên một phiên bản duy nhất là S-300 và nó vẫn còn phát triển tiếp tục với S-400 và xa hơn là siêu tên lửa S-500.
Từ nguyên bản ban đầu S-300 không ngừng được cải tiến và đa dạng hóa
Từ nguyên bản ban đầu S-300 không ngừng được cải tiến và đa dạng hóa
Kể cả hệ thống được đánh giá cao hơn và sẽ đồng hành cùng S-400 tạo thành hệ thống phòng không hoàn chỉnh của Nga là Vityaz cũng chỉ là những cải tiến trên tư duy của S-300. Vityaz cũng áp dụng một phương pháp phóng, một ống phóng, và cũng sử dụng được nhiều loại tên lửa. Thực tế, nó chỉ là sự bổ sung và nâng cấp của S-300, chứ không thể gọi là sự thay thế.
Vityaz cũng sử dụng phương pháp phóng như S-300, ống phóng của Vityaz sử dụng các loại tên lửa 9M96E (tầm bắn 40 km, độ cao 20 km) hoặc 9M96E2 (tầm bắn 120 km, độ cao 30 km) hoặc 9M100 (tầm bắn 10 km).
Tổ hợp S-400 được xem là trụ cột hệ thống phòng không tương lai của Nga
Tổ hợp S-400 được xem là trụ cột hệ thống phòng không tương lai của Nga
Tổ hợp phòng không tầm trung thế hệ mới Vityaz là sự kế thừa và bổ sung cho S-300
Tổ hợp phòng không tầm trung thế hệ mới Vityaz là sự kế thừa và bổ sung cho S-300
(BSH)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến