Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

“Sứ mệnh lịch sử” của ông Shinzo Abe

Từ khi lên cầm quyền, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thực sự gây ấn tương trong dư luận thế giới cũng như khiến cho Trung Quốc phải dè chừng bởi quan điểm cứng rắn của mình.
Báo Thanh niên dẫn nguồn tin từ đài NHK cho biết, hôm 12/8, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố rằng việc sửa đổi hiến pháp hòa bình của đất nước là sứ mệnh lịch sử của ông, theo tường thuật của truyền thông địa phương.
“Tôi sẽ cố gắng sửa đổi hiến pháp. Đây là sứ mệnh lịch sử của tôi”, theo hãng Jiji Press trích phát biểu của ông Abe tại thành phố Nagato ở tỉnh Yamaguchi.
Ông Abe cũng nói ông sẽ đạt được mục đích để các trẻ em Nhật có thể tự hào về đất nước thông qua việc cải cách giáo dục.
Ông Abe nổi tiếng là một nhà cầm quyền cứng rắn
















Trước đây, Nhật từng sửa đổi nhiều bản sách giáo khoa lịch sử, loại bỏ những phần về tội ác chiến tranh trong Thế chiến thứ hai. Động thái này châm ngòi cho những lời phản đối gay gắt từ các nước láng giềng.
Ông Abe vốn nổi tiếng là một nhà cầm quyền không nói đùa và nói là làm. Kể từ khi lên cầm quyền hồi tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Abe đã luôn theo đuổi một lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc, đặc biệt là trong tranh chấp chủ quyền biển đảo. Ông Abe cam kết sẽ củng cố tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản để đối phó với cái mà Nhật Bản xem là môi trường an ninh ngày càng chứa đựng nhiều nguy cơ nguy hiểm, bao gồm sự một Trung Quốc hung hăng và một Triều Tiên khó lường.
Tuy nhiên, trong Điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản quy định nước này phải từ bỏ quyền phát động chiến tranh và không được sở hữu một quân đội thường trực. Hiến pháp hoà bình của Nhật Bản do quân Mỹ đưa ra sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Dù Nhật Bản không được quyền sở hữu một quân đội thường trực nhưng Lực lượng Phòng vệ nước này lại là một trong những lực lượng mạnh nhất châu Á.
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản với biên chế 280 nghìn binh sỹ, 740 xe tăng, 355 máy bay chiến đấu và 48 tàu chiến các loại. Mỗi năm, lực lượng phòng vệ Nhật Bản được đầu tư gần 60 tỷ USD, đứng thứ 5 thế giới. Tuy nhiên, lực lượng này lại không được phép tham chiến, tấn công. Trước đây, Nhật Bản được Mỹ bảo hộ trong cái ô an ninh của mình thì không cần phải tham chiến, tấn công… nhưng đến thời điểm này thì quy định này hết sức vô lý với Nhật Bản bởi Trung Quốc ngày càng ngông cuồng, Mỹ thì giảm nội lực.
Vào tháng 7/2013, trong chuyến công du ba nước Đông Nam Á, Thủ tướng Nhật Bản một lần nữa bày tỏ quyết tâm cứng rắn của mình khi đưa ra các tuyên bố khiến Trung Quốc cũng phải dè chừng. Trong cuộc gặp với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, ông Abe tuyên bố, Nhật Bản và Đông Nam Á nhất trí về sự cần thiết phải “đảm bảo rằng khu vực châu Á – Thái Bình Dương được cai trị bởi luật pháp, thay vì sự áp đặt và đe dọa”.
Tại đảo quốc sư tử, ông Abe cũng tranh thủ gặp gỡ với Phó tổng thống Mỹ Joe Biden, người cũng vừa có chuyến thăm tới đây để thảo luận về tình trạng mối quan hệ giữa Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á. Tại Manila, ông Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Ông và Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã đàm phán các vấn đề hợp tác kinh tế và an ninh hàng hải. Những điều chứng tỏ Thủ tướng Nhật không nói chơi như ông đã cố gắng thúc đẩy hoàn thiện, phát triển hàng loạt vũ khí trang bị tiên tiến hiện đại như tàu ngầm, máy bay tuần tiễu chống ngầm, chiến hạm…với một tốc độ khiến nhanh chóng và chất lượng ăn đứt Trung Quốc.
Hiện tại, Nhật Bản đã có trong tay một trong những lực lượng hải quân mạnh nhất trong khu vực với tàu chiến, vũ khí thiện chiến và đội ngũ nhân sự tinh nhuệ.
Từ trước đến nay, Nhật Bản không phải là nước kém cỏi không thể sản xuất được vũ khí tinh nhuệ mà vì Nhật Bản gặp cái khó trong Hiến pháp nên nước này chỉ phát triển lực lượng quân phòng vệ trong âm thầm, không khoe khoang rầm rộ như Trung Quốc nên Trung Quốc coi thường. Nhưng lần “chào hàng” chiếc tàu chiến lớn nhất kể từ thời Chiến tranh Thế giới thứ II của Nhật ngày 6/8 vừa qua khiến Trung Quốc thực sự ngỡ ngàng.
Việc chính quyền của ông Abe bổ sung cho lực lượng quân sự của mình một chiếc tàu chiến khổng lồ, thiện chiến và hiện đại trong bối cảnh Nhật Bản đang đối đầu gay gắt và quyết liệt với Trung Quốc vì tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông không phải là việc làm thường lệ. Trong tình thế này, Bắc Kinh tin rằng, tàu chiến mới của Nhật Bản là nhằm vào họ. Giới chuyên gia còn nhận định, tàu khu trục trực thăng Izumo chẳng khác gì tàu sân bay – một loại tàu được ví là bá chủ của đại dương bởi sức mạnh siêu việt của chúng. Điều này khiến Trung Quốc phải thực sự lo ngại.
Cho đến thời điểm này, sự trỗi dậy của Trung Quốc hoàn toàn có thể bị Nhật Bản kiểm soát. Các hành động không còn nhẹ nhàng của ông Abe chứng tỏ Nhật Bản quyết đấu với Trung Quốc. Dù chưa thay đổi hiến pháp nhưng Nhật đã đủ làm Trung Quốc “sống trong sợ hãi”.
(BPN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến