Ngay sau khi Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu gửi lời mời, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã không ngần ngại chấp thuận. Được biết, tại cuộc tranh tài này, những chiếc xe tăng và đội lái tốt nhất sẽ so tài tại trường bắn ở ngoại ô Moscow; những đối thủ muốn chiến thắng phải trang bị “chiến giáp” kỳ cọm, hiện đại. Đây thật chất chỉ là cơ hội để Nga trình diễn, khoe những chiến hạm có chất lượng kỹ thuật cao và dò chừng các nước “đối thủ” về độ mạnh quân sự, thể hiện qua các vòng chiến, để tự tin có “bước đi” phá cách trong thời gian tới!
Thật ra, cách đây 5 tháng, khi Mỹ quyết định điều động thêm tên lửa tới bờ biển Alaska – nơi đang là điểm nóng khi Triều Tiên quyết định phóng tên lửa thì Nga bày tỏ rất nhiều quan ngại. Bởi, tên lửa đánh chặn mà Mỹ tung ra cuộc chiến có công suất hoạt động cũng như độ công phá vô cùng lợi hại. Cũng vào thời khắc này, khi Mỹ đưa loạt tên lửa này đến Alaska thì Nga mới biết, thời gian qua Mỹ “giấu kín” rất nhiều vũ khí hiện đại. Thế nên, sức mạnh quân sự của Mỹ rất khó đoán được và nếu như không diễn ra cuộc chiến nào đó hay vào thời khắc gây cấn nhất thì Mỹ sẽ không “trình làng”.
Vì vậy mà, ngày hôm nay, việc Nga tổ chức cuộc đua xe tăng, không xa rời mục đích “thăm dò” sức mạnh của Mỹ – bởi, rất có thể thời gian tới Nga-Mỹ sẽ xảy ra cuộc chiến thật trên chiến trường chứ không đơn thuần là chiến tranh lạnh như hiện tại. Việc Snowden tá túc tại Nga và việc tên này hé lộ “còn biết nhiều thông tin bí mật của Mỹ” thì có thể, thời gian ngắn nữa thôi, thế giới sẽ có thêm những biến động “dậy sóng”. Nga không khờ đến mức “chứa” Snowden, trở mặt với Mỹ để rồi không nhận lại bất cứ “món hời” nào từ Snowden?! Với những “ông bự” Nga, Mỹ thì chắc chắn, cái gì không có lợi thì không làm và dĩ nhiên, cái nào lợi nhuận nhiều hơn, sẽ chọn cái đó! Snowden chính là “món lợi” mà Nga nhận ra – lợi hơn nhiều so với mối quan hệ thân thiết Nga-Mỹ?
Mỹ làm “phật lòng” Nga và việc Nga để ý Mỹ đã diễn ra khá lâu. Dễ dàng nhận thấy, Nga không hài lòng Mỹ khi Mỹ đưa ra tuyên bố sẽ “bước chân” vào Syria. Bởi đây là khu vực “sân sau” của Nga. Nga đã mất rất nhiều lợi ích khi Syria bị tấn công. Moscow vốn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với chính phủ của ông Assad và Syria cũng là một trong những đồng minh hiếm hoi của Nga trong khu vực. Hơn nữa, Syria là khách hàng vũ khí lớn tiềm năng của Nga và là nơi Nga có một căn cứ hải quân quan trọng tại bờ biển Địa Trung Hải. Việc Mỹ đá động đến “bát phở” của Nga đã làm Nga cay cú và “ghi lòng tạc dạ” suốt thời gian dài.
Bây giờ có cơ hội, dễ dàng gì Nga không chớp lấy thời cơ và “trả đũa” Mỹ. Trong cuộc chiến gây go với các nước xếp sau bảng hạng, giờ Mỹ phải dành sức “chơi đùa” với Nga. Thêm một “đối thủ” nữa ra mặt, điều này làm cho Mỹ phấn khích hay căng thẳng? Liệu sự kết hợp giữa Nga-Trung có làm cho Mỹ chi phối sức mạnh? Con bài Snowden có đem lại cho Nga sắc màu tươi mới hay chỉ làm cho Nga “tuột dốc” trong bảng xếp hạng quân sự? Có một điều Nga nên cân nhắc thật kỹ, đó là Mỹ không dễ “chơi” và cũng không dễ để bị “xỏ mũi”. Nếu không cẩn thận, rất có thể Nga lại trúng kế “gậy ông đập lưng ông”, chiêu mà Mỹ sử dụng khá nhiều trong các cuộc chiến, cả lạnh và nóng…!
Hải Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét