Ngày 7 tháng 8, trang mạng The Union of Concerned Scientists (UCS) Mỹ đăng bài viết cho rằng, Mỹ có một bộ phận nhà phân tích hầu như đặc biệt quan tâm tới những ảnh hưởng của tư tưởng quân sự cổ đại Trung Quốc đối với chính sách an ninh của Trung Quốc đương đại.
Trong cuốn sách “Mối đe dọa Trung Quốc”, Beale Goetz cho rằng, Trung Quốc sử dụng kế sách trong “Binh pháp Tôn Tử”, làm cho các nhà phân tích vấn đề Trung Quốc của Mỹ “thân Bắc Kinh” vô tình phục vụ cho họ, cuối cùng đạt được mục đích thao túng chính sách Mỹ.
Theo giả thiết này, kế hoạch của Trung Quốc là dựa vào hoạt động gián điệp và thủ đoạn tuyên truyền, hàng phục Mỹ mà không cần hy sinh một người lính nào. Các nhà phân tích “đội xanh” dưới ngòi bút của Goetz cho rằng, ông đã nhìn thấu mánh khóe này.
Mục tiêu của Trung Quốc là làm cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ biết, Trung Quốc đang che giấu ý đồ sẵn sàng chiến đấu và mang tính tấn công, mà tạo ra sự ngụy trang đó cho Trung Quốc chính là các chuyên gia “đội đỏ” có ảnh hưởng của Mỹ. Những chuyên gia này thực ra hoặc bị đe dọa, hoặc bị lừa, miêu tả hời hợt về mối đe dọa Trung Quốc.
Nhưng, Goetz rõ ràng không thể tính được, các nhà phân tích “đội xanh” cũng có thể bị thao túng, vô tình phục vụ cho mục đích của Trung Quốc.
Trong thời kỳ Tam Quốc, nhà chiến lược Gia Cát Lượng của Trung Quốc đã sử dụng một diệu kế, kế sách này đã trở thành một thành ngữ mang tên “thuyền cỏ mượn tên”. Nguồn gốc câu chuyện không rõ ràng lắm, nhưng ý nghĩa của thành ngữ này rất đơn giản, tức là một người nhờ có trí tuệ sử dụng nguồn lực của đối phương để mình sử dụng.
Liệu có khả năng các nhà tuyên truyền quân sự Trung Quốc không phải che giấu thực lực của mình, mà mượn các nhà phân tích Mỹ thổi phồng thực lực của mình? Thông qua làm cho sức mạnh quân sự của Trung Quốc trở nên lớn mạnh hơn so với thực tế, “đội xanh” phải chăng vô ý hỗ trợ và ủng hộ tâm lý chiến của Trung Quốc?
Mấy chục năm gần đây, bản thân Goetz và “đội xanh” viết hàng trăm bài viết, tiết lộ những “thông tin cơ mật” về vũ khí mới của Trung Quốc (được họ cọi là đòn sát thủ) – lợi dụng điểm yếu của Mỹ. Nhưng, chứng cứ tồn tại của rất nhiều vũ khí “đòn sát thủ” này đều có vấn đề hoặc hoang tưởng.
Họ cho rằng, nguồn thông tin là báo cáo của Chính phủ Trung Quốc hoặc tuyên bố chính sách quân sự chính thức của Trung Quốc, kết quả thường là tạp chí hoặc báo giấy được các nhà tuyên truyền Trung Quốc viết.
“Đội xanh” gần đây nhầm nguồn tin Trung Quốc là trên tờ “Washington Free Beacon” ngày 30 tháng 7. “Một báo cáo quốc phòng trong nội bộ Trung Quốc” có liên quan đến kế hoạch “Chiến tranh mạng nhân dân” mà Goetz nói, trên thực tế là một bài viết 4 trang công khai, tác giả là 4 kỹ sư của Viện nghiên cứu công trình vệ tinh Thượng Hải. Bài viết có thể được lấy từ kho dữ liệu mạng Baidu của Trung Quốc.
Geotz cho rằng, “báo cáo nội bộ” này làm cho người ta xâm nhập một cách hiếm có đối với một trong những chương trình quân sự bí mật nhất của Trung Quốc, sự thực lại không phải như vậy. Trung Quốc mỗi năm có hàng trăm bài viết tương tự được công khai.
Các nhà phân tích Mỹ đào sâu bài viết của Trung Quốc nhằm đưa ra lời cảnh báo. Họ có lẽ cho rằng bản thân đang làm việc tốt cho công chúng, nhưng việc đọc nhầm của họ tồn tại nguy hiểm. Sự tự do hành động của Mỹ ở các khu vực xung quanh Trung Quốc vừa bị ảnh hưởng bởi năng lực thực tế của Trung Quốc, vừa bị ảnh hưởng bởi những đánh giá của Mỹ đối với năng lực này.
Đánh giá cao năng lực của Trung Quốc đã hạn chế không cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách Mỹ, họ có thể cảm thấy cần thiết đưa ra những phản ứng đối với những hành vi không hữu nghị hoặc mang tính đe dọa của Trung Quốc.
Để cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ tin tưởng hơn “sức mạnh quân sự của Trung Quốc mạnh hơn thực tế” cũng phù hợp với lợi ích của Trung Quốc. Những quan điểm gây ngạc nhiên về sức mạnh quân sự của Trung Quốc được “đội xanh” công bố ở Mỹ, đa số lại được truyền thông Trung Quốc đăng tải, điều này càng làm cho công chúng Trung Quốc cảm thấy sức mạnh quân sự của nước họ không yếu.
Hoặc chính vì vậy, các nhà tuyên truyền quân sự Trung Quốc mới đăng tải nhiều bài viết như vậy, nói về những “đòn sát thủ” bí mật. Như vậy, khi “đội xanh” quyết định viết bài mô tả mối đe dọa Trung Quốc tiếp theo, có lẽ cần đặt “Binh pháp Tôn Tử” sang một bên, tìm hiểu câu chuyện “thuyền cỏ mượn tên” của Gia Cát Lượng.
Qua bài viết trên có thể nhận thấy, Trung Quốc ý thức được sức mạnh thực sự của các công cụ tuyên truyền, đặc biệt là trong giai đoạn internet bùng nổ hiện nay. Kế “thuyền cỏ mượn tên” được vận dụng trong giai đoạn hiện nay có thể là chiến lược được Trung Quốc đã và đang áp dụng từ lâu.
(BGD)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét