Khác với pháo xe kéo hay pháo mang vác, pháo tự hành có sức cơ động mạnh, một số loại có thể vừa chạy vừa bắn, khiến cho đối phương rất khó đáp trả hiệu quả. Có nhiều loại pháo tự hành: lựu pháo tự hành, pháo phản lực tự hành, pháo tấn công tự hành…
Pháo tấn công tự hành
Đại diện đầu tiên của pháo tự hành, phải kể đến pháo tấn công tiền duyên. Đây là vũ khí sát cánh cùng xe tăng và xe chiến đấu bộ binh trong đội hình bộ binh cơ giới, làm nhiệm vụ bắn phá công sự địch.
Ngoài những pháo tự hành nòng ngắn bắn đạn nổ, còn có cả các pháo tự hành nòng dài, bắn đạn xuyên làm nhiệm vụ diệt tăng, gọi là pháo chống tăng tự hành. Chúng thường sử dụng chung khung gầm với xe tăng, ví dụ như SU-100 dựa trên thân xe tăng T-34-85, ISU-152 dựa trên thân xe tăng IS-1, IS-2… đều cùng của Liên Xô.
SU-100 và SU-152 cũng đại diện cho hai nhánh nhỏ của pháo tự hành hoạt động ở tiền duyên.
Pháo tự hành chống tăng SU-100 sử dụng pháo 100mm, bắn đạn xuyên để chống tăng. Cùng thân xe với T-34-85, nhưng SU-100 có pháo lớn hơn, xuyên giáp mạnh hơn.
Tuy vậy khả năng đối kháng với xe tăng của SU-100 lại rất yếu, vì kém cơ động, linh hoạt. SU-100 chỉ sử dụng trong phòng ngự chống tăng, hay phục kích địch. Ngoài SU-100 của Liên Xô, còn có pháo chống tăng tự hành Jagdpanther, Stug, Elefant… của Đức
Tuy vậy khả năng đối kháng với xe tăng của SU-100 lại rất yếu, vì kém cơ động, linh hoạt. SU-100 chỉ sử dụng trong phòng ngự chống tăng, hay phục kích địch. Ngoài SU-100 của Liên Xô, còn có pháo chống tăng tự hành Jagdpanther, Stug, Elefant… của Đức
Pháo tự hành SU-152 lại dùng pháo lớn 152,4mm, bắn đạn nổ phá mảnh để diệt bộ binh, bám sát diễn biến trận đánh và hành tiến của quân ta, bắn phá công sự, chế áp hỏa lực địch.
Vì hoạt động ở tiền duyên chiến trường, nên chúng cần được bọc giáp, để chống lại hỏa lực địch. Pháo được đặt trên khung gầm xe tăng, khiến chúng cơ động hơn, yểm hộ tốt cho các mũi xung kích tiến công.
Trong giai đoạn Thế chiến thứ hai, khi kĩ thuật chưa phát triển, các loại pháo tấn công tiền duyên được sử dụng khá rộng rãi. Liên Xô và Đức là hai quốc gia sử dụng rộng rãi pháo tự hành trong Thế chiến.
Pháo phản lực tự hành: dàn đồng ca lửa
Khi các pháo tấn công tự hành và pháo chống tăng tự hành tung hoành trên tiền duyên, thì ở tuyến sau, có rất nhiều pháo tự hành khác sẵn sàng chi viện hỏa lực.
Một loại pháo tự hành lừng danh trong Chiến tranh Thế giới lần 2, đó chính là pháo phản lực BM-13, Katyusha huyền thoại. Vì hoạt động ở tuyến sau, lại có sức cơ động rất cao, thời gian phóng đạn chỉ từ 7-10 giây, có thể rời khỏi trận địa rất nhanh không sợ phản pháo, nên pháo phản lực BM-13 không cần bọc giáp, mà chỉ đặt trên khung gầm xe tải việt dã.
Uy lực khủng khiếp của Katyusha đã được chứng minh trên chiến trường. Với sức cơ động cao, các khẩu đội BM-13 di chuyển liên tục, bất ngờ bắn như đổ đạn xuống đội hình đối phương, sát thương trên diện rộng rồi lập tức rút lui. Những “dàn đồng ca Đỏ” Katyusha đã trở thành nỗi kinh hoàng của quân phát xít Đức, sát cánh cùng Hồng quân Liên Xô từ những ngày gian khổ tử thủ Moscow, cho đến ngày cắm cờ chiến thắng Berlin.
Sau này, Liên Xô tiếp tục phát triển các pháo phản lực mới mạnh mẽ hơn, tầm bắn xa hơn. Điển hình là BM-21 Grad trang bị giàn phóng 40 nòng 122mm rất uy lực, bắn xa 20-40km. Một tiểu đoàn BM-21 có thể trút đến 720 quả đạn vào trận địa địch chỉ trong 20 giây và nhanh chóng rút lui.
Đỉnh cao của pháo phản lực là BM-30 Smerch, tự động hóa cao, với tầm bắn lên đến 90km, có thể bắn các UAV dùng một lần trinh sát mục tiêu. BM-30 cũng không chỉ còn bắn diện tích như BM-21, mà còn bắn các đạn mẹ 9M55K1 chứa 5 đạn con chống thiết giáp từ khoảng cách 70-90km.
Pháo phòng không tự hành
Việc phát triển các binh đoàn cơ giới đặt ra vấn đề lớn, đó là phải có hỏa lực phòng không mạnh, và đủ sức cơ động cao để bám theo đội hình tiến công, bảo vệ cho xe tăng – thiết giáp. Vì vậy, các nhà phát triển vũ khí đã lên phương án lắp đặt các loại pháo phòng không lên xe cơ giới để đi kèm đội hình xe tăng chống máy bay.
Những loại pháo và súng máy phòng không tự hành đã ra đời ngay từ Thế chiến thứ 1, như loại pháo phòng không 77mm của Đức, 76,2mm của Anh được gắn trên xe tải.
Liên Xô cũng vào cuộc với những thiết kế pháo phòng không tự hành như ZSU-37 ra đời năm 1943 hay ZSU-57-2 đưa vào phục vụ năm 1955. Ban đầu, các loại pháo phòng không tự hành đơn thuần chỉ như là gắn pháo lên xe, được dẫn bắn bằng quang học, chỉ tăng tính cơ động mà không tăng độ chính xác.
Những loại pháo và súng máy phòng không tự hành đã ra đời ngay từ Thế chiến thứ 1, như loại pháo phòng không 77mm của Đức, 76,2mm của Anh được gắn trên xe tải.
Liên Xô cũng vào cuộc với những thiết kế pháo phòng không tự hành như ZSU-37 ra đời năm 1943 hay ZSU-57-2 đưa vào phục vụ năm 1955. Ban đầu, các loại pháo phòng không tự hành đơn thuần chỉ như là gắn pháo lên xe, được dẫn bắn bằng quang học, chỉ tăng tính cơ động mà không tăng độ chính xác.
Nhưng mọi chuyện thay đổi kể từ pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 ra đời từ những năm 1960. Với 4 pháo tự động 2A7 cỡ nòng 23mm, dẫn bắn bằng radar, ZSU-23-4 trở thành sát thủ máy bay tầm thấp, phối hợp với tên lửa phòng không tạo thành lá chắn vững chắc cho các binh đoàn xe tăng Nga. Có thể nói, ZSU-23-4 như là chuẩn mực của pháo phòng không tự hành hiện đại.
Thậm chí, sau này pháo phòng không tự hành còn được lai ghép với tên lửa để trở thành hệ thống pháo – tên lửa phòng không hiệu quả, điển hình như Pantsir-S1, Tungsuka của Nga. Sự lai ghép này biến nó trở thành một trong những vũ khí phòng không tầm thấp hiệu quả nhất, không những chống được máy bay mà còn đối phó hữu hiệu với tên lửa hành trình.
Lựu pháo tự hành chính xác cao
Trong họ hàng nhà pháo tự hành, còn có các pháo tự hành tầm xa. Chúng vẫn được bọc giáp, sử dụng lựu pháo nòng dài, để vừa có thể đấu pháo tầm xa, vừa hoạt động tầm gần như các pháo tấn công tiền duyên. Nói cách khác, chúng thực hiện được cả nhiệm vụ bắn trực tiếp và bắn gián tiếp.
Việc xuất hiện các tên lửa chống tăng có điều khiển tầm xa đe dọa đến sự tồn vong của các pháo tấn công tiền duyên. Bộ binh không chỉ còn biết nằm trong công sự chịu trận, mà nếu cần có thể đáp trả. Nhưng nếu không có pháo tấn công tự hành ở tiền duyên, thì pháo binh khó có khả năng bắn trực tiếp diệt mục tiêu kiên cố, mà chỉ còn có thể bắn gián tiếp hiệu quả rất thấp. Đây chính là lúc sức mạnh của máy tính điện tử phát huy uy lực.
Thay cho các pháo tự hành 2S1 Gvozdika, 2S3 Akatsiya…, Nga đưa ra mẫu Msta-S, với khả năng bắn tầm xa mà vẫn chính xác, nhờ được hiệu chỉnh bằng máy tính điện tử. Điều đó mang đến cho Msta-s khả năng vừa đi vừa bắn – đỉnh cao của pháo tự hành. Khi đó, đối phương dù có phản pháo cũng không thể bắn trúng Msta-S vừa đi vừa bắn. Mảnh văng của pháo vô nghĩa với giáp của Msta-S. Trong khi đó, chúng lại bị Msta-S phản pháo rất chính xác nhờ có máy tính điện tử. Điều đó cũng có nghĩa, lựu pháo tầm xa hoàn toàn vô dụng trước Msta-S.
Muốn tiêu diệt Msta-S chỉ có hai phương án: một là xuyên qua phòng tuyến dày đặc, xâm nhập hậu phương để bí mật tấn công tầm gần; hai là sử dụng đạn diệt tăng của pháo phản lực BM-30.
(BKT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét