Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Báo nước ngoài: Tàu Kilo TQ không phải đối thủ của Việt Nam

Báo chí nước ngoài đánh giá, nhằm tăng cường khống chế toàn bộ Biển Đông, Trung Quốc sẽ bố trí tên lửa hành trình trên các đảo ở Biển Đông. Đặc biệt, so sánh về tàu ngầm lớp Kilo khi tác chiến trên Biển Đông, các chuyên gia nhận định tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam có ưu thế hơn tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc.
Báo nước ngoài: Tàu Kilo TQ không phải đối thủ của Việt Nam
Báo nước ngoài: Tàu Kilo TQ không phải đối thủ của Việt Nam

Tờ Kuala Lumpur Security Review của Malaysia cho biết, một nhân tố quan trọng trong việc xử lý vấn đề Biển Đông của Trung Quốc là quân đội phải tăng cường khống chế ở khu vực này. Mặc dù tên lửa hành trình Trường Kiếm 10 của Trung Quốc đã có phiên bản mới là Trường Kiếm 20, nhưng hiện nay tên lửa Trường Kiếm 10 vẫn đảm nhận trọng trách là uy hiếp đối phương. Có khả năng quân đội Trung Quốc sẽ chủ yếu bố trí tên lửa hành trình Trường Kiếm 10 ở phía Nam của Trung Quốc với việc nước này đang từng bước bố trí loại tên lửa này ở khu vực Biển Đông. Điều này đã gây lo lắng cho các nước Đông Nam Á.
Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới (TSAMTO) của Nga cho rằng, Trung Quốc có nhu cầu thực hiện bố trí “vũ khí chiến lược” ở khu vực Biển Đông, do tầm phóng của các tên lửa hành trình bố trí trên đất liền của Trung Quốc không thể vươn tới toàn bộ khu vực Biển Đông vì thế Trung Quốc có khả năng sẽ bố trí tên lửa loại này để thay đổi cục diện.
Báo cáo này cũng đưa ra dự đoán rằng, nhu cầu xây dựng căn cứ tên lửa hành trình Trường Kiếm 10 của Trung Quốc là rất lớn, nhân viên kỹ thuật về loại tên lửa này hiện nay cũng đang thiếu. Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn việc bố trí hệ thống phòng không tổng hợp phải đảm bảo an toàn cho phóng tên lửa. Tuy nhiên các đảo trên Biển Đông do Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, cơ bản không có nhiều không gian cho việc xây dựng các căn cứ. Do đó, Trung Quốc có thể sẽ phải mở rộng diện tích các đảo này để đủ điều kiện bố trí tên lửa Trường Kiếm 10.
Báo cáo cũng viện dẫn lời của một nguyên quan chức hải quân của một nước Đông Nam Á cho rằng, “Không loại trừ, Trung Quốc đang chuẩn bị tiến hành bố trí tên lửa hành trình tầm xa ở các đảo ở Biển Đông”.
Tên lửa hành trình Trường Kiếm 10 của Trung Quốc
Tên lửa hành trình Trường Kiếm 10 của Trung Quốc
Chuyên gia quân sự Hans Christensen đến từ Liên đoàn Khoa học Mỹ nói rằng, Trường Kiếm 20 có khả năng sẽ thực hiện được bước đột phá về kỹ thuật, quân đội Trung Quốc có khả năng sẽ trang bị loại tên lửa này cho máy bay ném bom và tàu ngầm để nhằm vào khu vực Biển Đông, trừ khi việc xây dựng và bảo vệ các căn cứ tên lửa tương đối khó khăn khi tiến hành bố trí trên các đảo.
Tờ Kuala Lumpur Security Review của Malaysia cho rằng, khả năng quân đội Trung Quốc bố trí tên lửa hành trình Trường Kiếm 10 ở khu vực Biển Đông là thấp nhưng khả năng Trung Quốc tăng cường tên lửa đối hạm YJ-62 là rất lớn. Tên lửa YJ-62 cũng giống như Trường Kiếm 10, là nỗi uy hiếp đối với các tàu quân sự của đối phương ở khu vực Biển Đông. Báo cáo này cũng cho rằng, Trung Quốc có khả năng đã xây dựng căn cứ và bố trí phi pháp tên lửa hành trình ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (do Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974).
Theo báo cáo của The S. Rajaratnam School of International Studies (RSIS) cho rằng, Trung Quốc đang tăng cường lực lượng khống chế các đảo ở Biển Đông. Nguồn tin này cũng cho biết, Trung Quốc đã xây dựng trận địa pháo cao xạ như ở Đá Vành Khăn và các loại pháo hạm cỡ nòng tầm trung bố trí trên các tàu chiến. Ngoài ra, trên một số đảo còn xây dựng đường băng cho máy bay cất và hạ cánh. Lý giải cho việc Trung Quốc đang bố trí những hệ thống tấn công hạng nặng là nhằm tăng cường khống chế khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, những thông tin này chưa được kiểm chứng.
Tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam được đánh giá cao hơn tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc do được trang bị tên lửa Club-S
Tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam được đánh giá cao hơn tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc do được trang bị tên lửa Club-S
Thời báo Trung Quốc có trụ sở tại Đài Loan cũng cho rằng, hiện nay trên hướng Biển Đông, lực lượng hải quân của Trung Quốc tương đối yếu, khó có thể khống chế toàn bộ khu vực Biển Đông. Trung Quốc đã xây dựng đường băng sân bay và cảng khẩu ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa để làm căn cứ tấn công, khoảng cánh từ đây xuống quần đảo Trường Sa rất xa, nếu như Trung Quốc xây dựng hệ thống căn cứ ở các đảo ở Trường Sa thì có thể phối hợp cùng với các căn cứ ở Hoàng Sa để thay đổi cục diện.
Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới (TSAMTO) của Nga còn rằng, Trung Quốc còn muốn tăng cường hệ thống hỏa lực dưới nước ở khu vực Biển Đông. Theo đó, những năm qua Nga đã xuất khẩu sang các nước châu Á hàng chục tàu ngầm lớp Kilo. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc là đối tác quan trọng, trong năm 2002, hai nước đã ký kết hợp đồng bán cho Trung Quốc 8 tàu ngầm lớp Kilo. Hợp đồng này đã được hoàn tất từ năm 2004 đến năm 2006. Hiện nay, Trung Quốc và với Nga đang mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực, một mặt để mua các tàu ngầm loại mới của Nga, mặt khác để mua tên lửa Club-S trang bị cho tàu ngầm lớp Kilo.
Theo các báo cáo, tên lửa Club-S là loại tên lửa khắc tinh của các tàu nổi, nó có khả năng tấn công mục tiêu chính xác từ khoảng cách xa trên mặt biển. Tàu ngầm lớp Kilo sau khi được trang bị loại tên lửa này thì nó sẽ trở thành sát thủ di động dưới mặt nước. Vì thế, Trung Quốc rất muốn mua tên lửa đối hạm phóng ngầm Club-S để trang bị cho tàu ngầm lớp Kilo.
Trong khi đó, tạp chí bình luận quốc phòng Kanwa của Canada lại cho rằng, hải quân Việt Nam và hải quân Trung Quốc sẽ lấy tàu ngầm lớp Kilo để đối chọi với tàu ngầm lớp Kilo.
Các nhà phân tích cho rằng, tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc không phải là đối thủ tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam. Tuy nhiên, cho dù Hạm đội Nam Hải Trung Quốc bố trí số lượng lớn tàu ngầm lớp Kilo ở Biển Đông nhưng với việc Việt Nam sẽ bố trí toàn bộ số tàu ngầm ở khu vực này thì chắc chắn sẽ tạo ra ưu thế nhất định so với Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Do Việt Nam được trang bị tên lửa Club-S nên có thể thực hiện tấn công chính xác các tàu nổi và tàu ngầm của đối phương.
(BPN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến