Thời gian qua, Philippines đã thay đổi chiến lược quân sự: hướng về Biển Đông, tìm kiếm đối tác hợp tác quân sự và đẩy mạnh mua sắm trang bị, vũ khí…
Vào ngày 27/7, trong khuôn khổ chuyến thăm Philippines của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hai nước đã ký kết hiệp định hợp tác chiến lược, nhằm nâng cao năng lực phòng thủ cho lực lượng hải quân, lực lượng bảo vệ bờ biển và cảnh sát biển, đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ các nguồn lợi hải dương, đặc biệt là trên biển Đông và Hoa Đông.
Căn cứ vào nội dung hiệp định, Nhật Bản thông qua chương trình viện trợ phát triển nước ngoài của chính phủ (Viện trợ không hoàn lại – ODA), đã cung cấp cho lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines 10 tàu tuần tiễu, nâng cao khả năng tuần tiễu, tác chiến của các lực lượng bảo vệ chủ quyền của nước này trên biển Đông.
Chương trình viện trợ phát triển nước ngoài của chính phủ, là kế hoạch do Mỹ và Nhật Bản xây dựng để giúp đỡ một số nước ngân sách quốc phòng ít ỏi, có thể tăng cường năng lực tác chiến trên biển, đặc biệt là một số nước nghèo trên biển Đông nhằm nâng cao tổng thể an ninh trên biển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tháng 4 năm ngoái, tại Hội nghị hiệp thương quốc phòng và ngoại giao tổ chức tại Washington, Mỹ và Nhật đã xác định sẽ sử dụng nguồn vốn đầu tư của chính phủ Nhật Bản để cung cấp tàu tuần tiễu cho các quốc gia châu Á và Philippines chính là nước đầu tiên được nhận quy chế này.
Đồng thời, lực lượng tự vệ Nhật Bản cũng sẽ tiếp nhận lời mời tham gia các cuộc diễn tập quân sự chung giữa Mỹ và Philippines trên biển Đông. Trong dự thảo hiệp định thăm viếng lẫn nhau giữa lực lượng vũ trang 2 nước cũng cho phép lực lượng tự vệ trên biển của Nhật được tham gia huấn luyện tại Philippines.
Cuối năm 2012, Philippines đã thảo luận với Nhật Bản về kế hoạch mua sắm 2 tàu chiến hiện đại của Nhật có chiều dài 100m, lượng giãn nước 1500 tấn. Tuy nhiên sau đó, kế hoạch mua sắm này đã không được thực hiện, mà thay thế bằng một phương án khác.
Nguyên nhân dẫn đến thương vụ này bế tắc, có thể xuất phát từ vấn đề Tokyo lo ngại Bắc Kinh sẽ phản đối, vì cho rằng Nhật vi phạm “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” do chính tay họ soạn thảo tháng 4/1967, đặc biệt là nguyên tắc Nhật sẽ không xuất khẩu vũ khí sát thương cho bất cứ quốc gia nào.
Nguyên nhân dẫn đến thương vụ này bế tắc, có thể xuất phát từ vấn đề Tokyo lo ngại Bắc Kinh sẽ phản đối, vì cho rằng Nhật vi phạm “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” do chính tay họ soạn thảo tháng 4/1967, đặc biệt là nguyên tắc Nhật sẽ không xuất khẩu vũ khí sát thương cho bất cứ quốc gia nào.
Theo tin cho biết, chính phủ Nhật Bản đã quyết định viện trợ không hoàn lại cho Philippines 10 tàu tuần tiễu có chiều dài 40m, lượng giãn nước 180 tấn. Căn cứ vào các loại tàu tuần tiễu hiện có của Nhật, loại được chọn có thể là tàu tuần tiễu thuộc lớp Mihashi/Raizan. Nó có chiều dài 43m, lượng giãn nước 198 tấn, được trang bị súng máy 20mm JM-61 Vulcan Gatling.
(BAN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét