Tàu hộ vệ tên lửa Mai Châu, số hiệu 584 được bàn giao cho Hạm đội Nam Hải.
Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Robert Menedez ngày 31.7 cho rằng, nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp trên biển Đông và Hoa Đông là do việc “giành lấy lợi về mình một cách không chính đáng” ở khu vực sẽ trở thành trung tâm thương mại của thế giới trong những năm tới.
Kêu gọi các bên không leo thang tranh chấp
“Các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương không phải là về quá khứ mà phần nhiều là về tương lai của một khu vực sẽ trở thành tâm điểm của kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21” - Thượng nghị sĩ Robert Menedez nói trong tuyên bố hôm 31.7. Kêu gọi hòa bình ở vùng biển này, ông Menedez cho biết Mỹ có lợi ích sống còn trong việc hợp tác với tất cả các nước trong khu vực để phát triển, thể chế hóa và duy trì một trật tự dựa trên luật pháp.
Theo PhiStar, Thượng nghị sĩ Menedez là người đề nghị thông qua Nghị quyết 167 của thượng viện, kêu gọi các giải pháp hòa bình cho tranh chấp lãnh hải ở Thái Bình Dương. Nghị quyết đã được nhất trí thông qua hôm 29.7. Nghị quyết đề cập đến những nỗ lực của Philippines trong việc đưa tranh chấp với Trung Quốc ra tòa án trọng tài LHQ, dẫn lời Ngoại trưởng Albert del Rosario rằng “Philippines đã cạn kiệt các giải pháp ngoại giao và chính trị để có thể giải quyết tranh chấp với Trung Quốc một cách hòa bình”. Nghị quyết của Thượng viện Mỹ kêu gọi tất cả các bên liên quan đến tranh chấp phải kiềm chế, không thực hiện những hành động có thể làm mất ổn định hoặc leo thang tranh chấp, kể cả việc cho dân cư sống ở những hòn đảo không có người, bãi đá ngầm, bãi cạn...
Bên cạnh đó, nghị quyết của Thượng viện Mỹ cũng lên án việc sử dụng vũ lực ở biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh quân sự trong khu vực. Hãng tin Kyodo News trích dẫn nghị quyết cho biết “Thượng viện Mỹ lên án việc ép buộc, đe dọa và sử dụng vũ lực bằng lực lượng hải quân, hải giám, tàu cá, máy bay quân sự, dân sự tại biển Đông và Hoa Đông để khẳng định yêu sách lãnh thổ hoặc thay đổi hiện trạng”.
Philippines đưa quân tới Subic
Trong một diễn biến khác, Chính phủ Philippines gần đây đã tiết lộ kế hoạch di chuyển lực lượng hải quân và không quân tới vịnh Subic nhằm theo dõi chặt chẽ ranh giới hàng hải của nước này. Ngay lập tức, tờ China Daily cáo buộc Philippines “gây áp lực với Trung Quốc và mời nước ngoài vào khu vực”. Ông Li Guoqiang - Phó Giám đốc Trung tâm lịch sử biên giới và địa lý tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc - cho biết kế hoạch này làm “tăng nguy cơ xung đột trong khu vực”.
“Nếu tất cả các bên liên quan triển khai các lực lượng và tiềm lực quân sự như Philippines, khu vực chắc chắn sẽ biến thành một thùng thuốc nổ” - ông Li nhấn mạnh. Theo các nguồn tin, việc chuyển quân tới vịnh Subic sẽ giảm thiểu tối đa thời gian cần thiết để triển khai chiến đấu cơ vào biển Đông tới 3 phút so với việc triển khai từ căn cứ không quân Clark- phía bắc Manila, căn cứ số 1 của không quân Philippines.
Trong bối cảnh đó, Tân Hoa xã cho hay Hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc đã chính thức được biên chế thêm một tàu hộ vệ tên lửa Mai Châu, số hiệu 584 hôm 29.7. Đây là tàu hộ vệ tên lửa mới nhất thuộc lớp 056 được hải quân Trung Quốc đưa vào sử dụng. Tân Hoa xã rêu rao rằng tàu có chức năng chủ yếu là tuần tra độc lập các khu vực biển mà Trung Quốc tự cho có cái gọi là “chủ quyền”.
Ngoài ra, với trang bị hiện đại, tàu còn đảm nhiệm nhiệm vụ chống ngầm, bảo vệ tàu cá Trung Quốc đánh bắt thủy sản trên biển Đông hoặc thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện bắn đạn thật theo kế hoạch.
“Các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương không phải là về quá khứ mà phần nhiều là về tương lai của một khu vực sẽ trở thành tâm điểm của kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21” - Thượng nghị sĩ Robert Menedez nói trong tuyên bố hôm 31.7. Kêu gọi hòa bình ở vùng biển này, ông Menedez cho biết Mỹ có lợi ích sống còn trong việc hợp tác với tất cả các nước trong khu vực để phát triển, thể chế hóa và duy trì một trật tự dựa trên luật pháp.
Theo PhiStar, Thượng nghị sĩ Menedez là người đề nghị thông qua Nghị quyết 167 của thượng viện, kêu gọi các giải pháp hòa bình cho tranh chấp lãnh hải ở Thái Bình Dương. Nghị quyết đã được nhất trí thông qua hôm 29.7. Nghị quyết đề cập đến những nỗ lực của Philippines trong việc đưa tranh chấp với Trung Quốc ra tòa án trọng tài LHQ, dẫn lời Ngoại trưởng Albert del Rosario rằng “Philippines đã cạn kiệt các giải pháp ngoại giao và chính trị để có thể giải quyết tranh chấp với Trung Quốc một cách hòa bình”. Nghị quyết của Thượng viện Mỹ kêu gọi tất cả các bên liên quan đến tranh chấp phải kiềm chế, không thực hiện những hành động có thể làm mất ổn định hoặc leo thang tranh chấp, kể cả việc cho dân cư sống ở những hòn đảo không có người, bãi đá ngầm, bãi cạn...
Bên cạnh đó, nghị quyết của Thượng viện Mỹ cũng lên án việc sử dụng vũ lực ở biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh quân sự trong khu vực. Hãng tin Kyodo News trích dẫn nghị quyết cho biết “Thượng viện Mỹ lên án việc ép buộc, đe dọa và sử dụng vũ lực bằng lực lượng hải quân, hải giám, tàu cá, máy bay quân sự, dân sự tại biển Đông và Hoa Đông để khẳng định yêu sách lãnh thổ hoặc thay đổi hiện trạng”.
Philippines đưa quân tới Subic
Trong một diễn biến khác, Chính phủ Philippines gần đây đã tiết lộ kế hoạch di chuyển lực lượng hải quân và không quân tới vịnh Subic nhằm theo dõi chặt chẽ ranh giới hàng hải của nước này. Ngay lập tức, tờ China Daily cáo buộc Philippines “gây áp lực với Trung Quốc và mời nước ngoài vào khu vực”. Ông Li Guoqiang - Phó Giám đốc Trung tâm lịch sử biên giới và địa lý tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc - cho biết kế hoạch này làm “tăng nguy cơ xung đột trong khu vực”.
“Nếu tất cả các bên liên quan triển khai các lực lượng và tiềm lực quân sự như Philippines, khu vực chắc chắn sẽ biến thành một thùng thuốc nổ” - ông Li nhấn mạnh. Theo các nguồn tin, việc chuyển quân tới vịnh Subic sẽ giảm thiểu tối đa thời gian cần thiết để triển khai chiến đấu cơ vào biển Đông tới 3 phút so với việc triển khai từ căn cứ không quân Clark- phía bắc Manila, căn cứ số 1 của không quân Philippines.
Trong bối cảnh đó, Tân Hoa xã cho hay Hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc đã chính thức được biên chế thêm một tàu hộ vệ tên lửa Mai Châu, số hiệu 584 hôm 29.7. Đây là tàu hộ vệ tên lửa mới nhất thuộc lớp 056 được hải quân Trung Quốc đưa vào sử dụng. Tân Hoa xã rêu rao rằng tàu có chức năng chủ yếu là tuần tra độc lập các khu vực biển mà Trung Quốc tự cho có cái gọi là “chủ quyền”.
Ngoài ra, với trang bị hiện đại, tàu còn đảm nhiệm nhiệm vụ chống ngầm, bảo vệ tàu cá Trung Quốc đánh bắt thủy sản trên biển Đông hoặc thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện bắn đạn thật theo kế hoạch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét