Ông cũng cho biết thêm, hiện nay, chưa có biểu hiện gì cho thấy Trung Quốc muốn làm và có thể làm được điều này. Giả sử Bắc Kinh có ý đồ thống trị thế giới, thì họ cũng không biết cách nào để nắm được thế giới trong tay và cũng không ai để họ làm được điều đó, vì Trung Quốc vẫn chưa đủ thực lực để vượt qua Mỹ. Điều đó hoàn toàn không sai.
Tuy hiện nay Trung Quốc đang là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, có thể một ngày nào đó họ sẽ đứng ở vị trí số 1, nhưng xét về tổng dân số thì điều này cũng không có gì là đặc biệt. So sánh về GDP, Tổng thu nhập kinh tế quốc dân của Mỹ hiện chỉ hơn gấp đôi Trung Quốc, nhưng về thu nhập bình quân đầu người thì vượt rất xa, gấp 12 lần, còn Nhật Bản cũng hơn gấp bội so với Bắc Kinh.
Đúng là Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều tiền của để xây dựng quân đội, trở thành cường quốc quân sự số 1 châu Á và nằm trong top đầu của thế giới, nhưng họ không có đồng minh và căn cứ quân sự ở nước ngoài, tức là không có chỗ đứng chân. Hải quân Trung Quốc không có khả năng phát động chiến tranh cách bờ chỉ 300 dặm Anh (tương đương 482km), thậm chí còn không có khả năng bảo tồn sinh lực, nếu mon men ra xa bờ 500km
Hiện nay, các công ty Trung Quốc không ngừng vơ vét các tài nguyên thiên nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển của một nền kinh tế phát triển quá nóng, nhưng hơn 90% kim loại và khoáng sản phải nhập khẩu từ nước ngoài, khả năng chủ động nguyên liệu cho nền kinh tế của Trung Quốc là rất khó khăn.
Điều này cho thấy sự thật hiển nhiên là nền kinh tế này có thể sập bất cứ lúc nào, nếu các thị trường cung ứng nguyên vật liệu bị đóng băng hoặc bị phong tỏa, hoặc tuyến đường vận chuyển trên biển Đông qua eo biển Malacca của họ bị bóp nghẹt. Bắc Kinh sẽ vùng vẫy như thế nào trong tình huống đó?
Nếu Trung Quốc không thể chủ động được về nền kinh tế, quân đội cũng không thể thắng trong một cuộc chiến tranh, thì họ làm thế nào để thống trị thế giới? Thông qua ngoại giao hay quyền lực mềm? Sử dụng những biện pháp này thì lại càng không thể. Thời gian qua, sự bế tắc trong đàm phán về biển Đông đã nói lên điều đó.
Về mặt ngoại giao, Trung Quốc luôn mang tư tưởng trịch thượng của một nước lớn, nhưng ngoài khả năng kêu gọi triệu tập Hội nghị 6 bên (ám chỉ vấn để Triều Tiên) và việc gây sức ép với các nước láng giềng trên biển Đông và Hoa Đông, Trung Quốc không hề có bất cứ hành động nào, tại bất cứ khu vực nào trên thế giới, gây được ảnh hưởng lớn đến các sự vụ quốc tế. Với chính sách ngoại giao phiêu lưu và nguy hiểm, Bắc Kinh không thể trở thành lãnh tụ trên trường quốc tế.
Tuy Trung Quốc cũng đầu tư khá nhiều tiền của, dùng mọi biện pháp để tuyên truyền hình ảnh ra thế giới, nhưng trong thời gian qua các cuộc khảo sát ở một số nước đã cho thấy, chỉ số “hình ảnh” của Trung Quốc là rất thấp, thể hiện một điều là hình tượng quốc gia của Trung Quốc trên toàn cầu là không “rực rỡ” như họ suy nghĩ. Một học giả Hồng Kông đã từng thừa nhận, “dấu chân” Trung Quốc xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng ấn tượng để lại quá nhạt nhòa.
Tất nhiên là những điều này có thể thay đổi, nhưng có rất nhiều lí do khiến Trung Quốc không thể xưng bá thiên hạ. Hiện tại bước chân của Trung Quốc trên vũ đài chính trị thế giới đang ngày một chậm dần, vì Trung Quốc không thể duy trì tốc độ phát triển quá nóng trong thời gian dài để làm sụp đổ nền kinh tế, điều đó đồng nghĩa với đầu tư nước ngoài sụt giảm, sẽ dẫn đến sự suy yếu về ảnh hưởng chính trị.
Đồng thời, Bắc Kinh cũng không thể duy trì mức độ đầu tư quá lớn cho quân đội, để bỏ mặc các vấn đề xã hội đang ngày càng nhức nhối, đặc biệt là tại các khu tự trị. Thời gian tới, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ không thể ngủ yên, trong khi đó Mỹ và các đồng minh vẫn duy trì mức độ ổn định lâu dài. Dự báo trong tương lai, giấc mơ thống trị thế giới của người Trung Quốc còn lâu mới thực hiện được.
(Strategypage)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét