Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Trung Quốc đừng ảo tưởng!

Sự khẳng định ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc về “lợi ích cốt lõi” – những lợi ích hiện đang được tô đậm thêm bởi “giấc mơ Trung Hoa” dựa trên sức mạnh quân sự ngày càng tăng” của Trung Quốc – đang trở thành gốc rễ của sự bất ổn tại châu Á.

Lính hải quân Trung Quốc. (Ảnh minh họa)
Lính hải quân Trung Quốc. (Ảnh minh họa)

Đừng ảo tưởng!

Đó là nói về những động thái gần đây của Trung Quốc- những động thái được giới quan sát cho là nằm trong chuỗi hành động để cố gắng chứng tỏ với thế giới về sự hiện diện của nước này trên Biển Đông và qua đó mong muốn giành được quyền kiểm soát 90% diện tích của vùng biển này đúng như những gì mà họ đã từng vẽ nên trong cái “đường 9 đoạn” hay “đường lưỡi bò” phi lý.
Đừng ảo tưởng là bởi, dù có tìm đủ mọi phương cách thì chắc chắn, Trung Quốc cũng sẽ khó lòng mà đạt được mong muốn của mình- đơn giản là vì không có quốc gia nào, đặc biệt là những quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền hay đang có lợi ích liên quan đồng ý để họ “tự tung tự tác”.
Nếu ở biển Hoa Đông, Trung Quốc đang nỗ lực giành quyền kiểm soát Senkaku thì ở Biển Đông đó là sự gia tăng tranh giành Scarborourg với Philippines và đặc biệt là Hoàng Sa; thậm chí là củaTrường Sa của Việt Nam. Có điều sau khi “ẩn mình chờ thời” giờ, quốc gia đông dân nhất thế giới đang cố tìm đủ mọi cách để “phát triển hòa bình” nhằm bảo vệ cái “lợi ích cốt lõi’ giờ đã được mở rộng ra phía vùng biển của các nước láng giềng cũng như các nước trong khu vực. Sở dĩ có việc gây áp lực với các nước có tranh chấp chủ quyền ngày càng tăng trên thực địa cũng là bởi, Trung Quốc đã tỏ ra tự tin hơn khi trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Điều đó, khiến họ nuôi dưỡng một giấc mơ có thể cạnh tranh với một Nhật Bản đang có dấu hiệu già đi và chững lại. Một sự tự tin mà như bình luận của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan là: Dùng con bài kinh tế để “trên cơ sở đó gia tăng thực lực quốc phòng, phát huy vai trò nước lớn ở nhiều khu vực và ngày nay đang cổ súy cho khẩu hiệu “giấc mơ Trung Hoa” và xác lập quan hệ nước lớn kiểu mới.”
Nhưng cộng đồng quốc tế đã không ngồi im xem Trung Quốc “độc diễn” suốt 4 năm qua trên Biển Đông và Biển Hoa Đông bởi nhiều lẽ. Thứ nhất, bảo vệ lợi ích quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ bao giờ và ở đâu cũng là mục tiêu cao nhất của mỗi dân tộc và ở khía cạnh nào đó, với mỗi quốc gia còn là sự bảo vệ những giá trị sống còn của dân tộc mình. Thứ hai, trong cái thế giới mà trật tự của nó đã ít nhiều thay đổi với nhiều những mối quan hệ linh hoạt hơn người ta cũng sẽ dễ tìm kiếm được sự ủng hộ của các nước bên ngoài để tăng cường bảo vệ lợi ích của chính mình. Thứ ba, bản thân Trung Quốc dù đã đứng thứ hai thế giới về kinh tế cũng không thể tự mình quyết định đời sống an ninh- chính trị của cả một vùng biển rộng lớn như Biển Đông.
Trên thực tế, hành động mở rộng quy mô cường quốc ấy của Trung Quốc đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ phía Nhật Bản, các nước Đông Nam Á hay thậm chí là cả Ấn Độ và Mỹ… Với Nhật Bản, Trung Quốc dù có qua mặt nước này trên lĩnh vực kinh tế và dù lực lượng phòng vệ bờ biển của Nhật đã không còn mạnh như trước nhưng rõ ràng không phải là một “đối thủ’ dễ chơi và dễ qua mặt. Với Philippines, rõ ràng Trung Quốc cũng không thể bỏ qua những cái “hắt hơi” của Washington bởi dù gì Manila cũng là đồng minh thân thiết của Mỹ ở khu vực- đó là chưa kể đến mối quan hệ khá tốt đẹp giữa Mỹ và Nhật Bản. Bằng chứng là, Philippines đã không ngần ngại khi đòi “đối chất” với Trung Quốc tại Tòa án luật biển quốc tế. Với Việt Nam cũng vậy, chúng ta đã không ngần ngại phản đối mạnh mẽ các động thái gây căng thẳng của Trung Quốc ở vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của chúng ta ở Biển Đông.
Mới đây nhất trong các ngày 17 và 18/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng yêu cầu phía Trung Quốc phải bồi thường cho ngư dân Việt Nam ở trên hai tàu các Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 306 khống chế, lục soát. Thậm chí vô nhân đạo hơn, họ còn đánh đập ngư dân Việt, đập phá và lấy đi một số tài sản khi hai tàu này đang hoạt động nghề cá bình thường trong khu vực quần đảo Hoàng Sa của ta. Trong khi chúng ta lên tiếng phản đối, Trung Quốc lại ngang nhiên cấp phát cái gọi là “chứng nhận công dân” đợt đầu cho 10 người Trung Quốc đang sống tại đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) và 68 giấy cư trú dành cho nhân khẩu lưu động. Về việc cấp chứng minh nhân dân trái phép này, ông Lương Thanh Nghị cũng đã lên tiếng phản đối ngay trong buổi họp báo thường kỳ lần thứ 9 hôm 18 – 7 và khẳng định đây là việc làm vô giá trị, trên một thành phố được lập ra trái phép mà họ gọi là Tam Sa. Cũng nằm trong những hoạt động nhằm bảo vệ và khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam ở Hoàng Sa, đại diện Bộ Ngoại giao ta đã hai lần trao công hàm phản đối hai hành vi nói trên của Trung Quốc.
Nhưng, với tất cả những gì họ đang thể hiện ở Biển Đông, giới quan sát đã thêm lần nữa khẳng định sự leo thang chưa có điểm dừng của nước này. Nói cách khác, như nhận định của Giám đốc Chương trình nghiên cứu quan hệ Mỹ-Ấn tại Hội đồng Nghiên cứu Quan hệ kinh tế quốc tế của Ấn Độ- ngài Hemant Krishan Singh: “Sự khẳng định ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc về “lợi ích cốt lõi” – những lợi ích hiện đang được tô đậm thêm bởi “giấc mơ Trung Hoa” dựa trên sức mạnh quân sự ngày càng tăng” của Trung Quốc – đang trở thành gốc rễ của sự bất ổn tại châu Á.
Điều gì sẽ xảy đến khi Trung Quốc vẫn một mực trung thành với con đường phát triển hòa bình nhưng cũng không chịu từ bỏ cái gọi là “lợi ích quốc gia cốt lõi” – thứ lợi ích chỉ có lợi cho họ mà có hại cho nhiều quốc gia khác. Liệu có phải họ đã quá ảo tưởng về sức mạnh của mình nên mới mạnh miệng thế? Thử hỏi, nếu bất ổn chẳng may “chọn” khu vực này nhờ những động thái không ngừng nghỉ nhằm xác lập cái chủ quyền chưa bao giờ có thực của họ với phần lớn diện tích Biển Đông thì họ được lợi gì? Và đây liệu có phải là điều mà Trung Quốc thực sự mong muốn? Có thể khẳng định chắc chắn: Đây không phải là mong muốn của họ; bởi nếu quá gây chú ý thì họ sẽ phải chịu sự “hiện diện lớn hơn” của các nước lớn ngoài khu vực… như thế, có khác nào là một hành động tự làm khó từ phía Trung Quốc.
(DDK)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến