Bài viết cho biết, kể từ khi hàng không mẫu hạm “Missouri” của Mỹ tiến vào vịnh Tokyo, chấp thuận sự đầu hàng của đế quốc Nhật Bản đến nay đã 68 năm, nước này vẫn giữ hình tượng của một quốc gia bại trận, cam chịu sống trong hòa bình. “Bản Hiến pháp hòa bình” ngày ấy do Mỹ - quốc gia cầm đầu khối đồng minh xây dựng, đã ngăn cấm Nhật không được có các hành động quân sự mang tính chất tấn công và xuất khẩu vũ khí, trang bị quân sự.
Vì lẽ đó, Nhật Bản đã cam chịu thân phận làm một “chiếc tàu sân bay” tiền duyên của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á, không được xây dựng lực lượng vũ trang và phát triển vũ khí mang tính tiến công, đồng thời cũng không được xuất khẩu vũ khí tiến công sang các nước khác. Thế nhưng hiện nay, trật tự đó đã vấp phải thách thức từ sự quật khởi của Trung Quốc.
Người Nhật có 2 lựa chọn, một là hy vọng Mỹ sẽ ngăn cản sự bành trướng của Trung Quốc, hai là phá bỏ sự ước thúc của Mỹ, phát triển một chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ; xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh, bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Điều này có nghĩa là người Nhật sẽ được cởi trói, không còn cam chịu phận cúi đầu, xóa bỏ thái độ nhẫn nhịn, cam chịu trước các đối thủ đã tồn tại gần 70 năm qua.
Trước khi “The Sun” ra số báo này, Thủ tướng Nhật Shizo Abe đã đến Mylaysia trong khuôn khổ một loạt chuyến chuyến công du thăm các nước ASEAN, nhằm phát triển quan hệ hợp tác đồng minh giữa Nhật và các nước Đông Nam Á. Trong chuyến thăm này, ông Abe đã hứa hẹn Nhật sẽ hỗ trợ tư vấn và công nghệ, để nước này xây dựng tuyến đường sắt cao tốc.
Đã qua thời Nhật Bản cam chịu sự ước thúc của "Hiến pháp hòa bình"?
Cũng trong thời gian này, trang mạng “Livemint” của Ấn Độ cũng công bố một bài viết với tiêu đề: “Mặt trời lại mọc trên đất nước Nhật Bản”, kêu gọi các nước quan tâm đến các lĩnh vực đầu tư vào Nhật Bản và thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với Tokyo và tất nhiên là trong đó phải có Ấn Độ. Một số thông tin còn cho biết, vấn đề xuất khẩu thủy phi cơ chống ngầm US-2 và công nghệ phát triển tàu ngầm AIP của Nhật đang là trọng tâm thảo luận của 2 nước.
Tờ Manila Standard Today của Philippines ngày cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Nhật Bản và Philippines. Tờ báo này cho biết, chính phủ của ông Abe đang xem xét sửa đổi Hiến pháp, để đối phó với những thách thức từ phía Trung Quốc, chiến thắng rực rỡ của Thủ tướng Abe tại Thượng viện cho thấy, sự đồng thuận của người dân Nhật Bản với quyết định lịch sử này của ông.
Tờ Asahi Shimbun ngày 01/08 cho biết, hiện nay, Nhật Bản vẫn lưu giữ mô hình của chiến hạm nổi tiếng Mikasa, mặc dù cuộc chiến này đã qua hơn 1 thế kỷ (108 năm). Trong chiến tranh Nga - Nhật, nó đóng vai trò quan trọng trong hạm đội tàu chiến Nhật Bản, đánh bại rất nhiều các tàu chiến của hạm đội Baltic - Nga, là niềm tự hào của hải quân Đế quốc Nhật Bản.
Mikasa được triển lãm đã hơn 90 năm, mỗi năm Nhật phải bỏ ra hơn 20 triệu yên (hơn 200.000USD) để tu bổ. Sự tồn tại gần 1 thế kỷ của nó cho thấy trong tâm trí những người Nhật Bản, những chứng tích huy hoàng vẫn còn sống mãi và đã đến thời người Nhật không còn mãi cúi đầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét