Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Học giả diều hâu Trung Quốc đang chi phối chính sách cấp cao?

Trung Quốc sử dụng các chuyên gia quân sự làm công cụ tuyên truyền, thực hiện “chiến tranh chính trị”, tạo lòng tin và tăng thực lực.
Trang mạng “Quỹ Jamestown” Mỹ ngày 25 tháng 7 đăng bài viết nhan đề “Tuyên truyền, chứ không phải chính sách: Đánh giá ‘phe diều hâu’ của Quân đội Trung Quốc” của tác giả Andrew Chab.
Theo bài viết, một số nhân vật của Quân đội Trung Quốc thường kêu gọi chính sách ngoại giao “hùng hổ hăm dọa” trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, đã gây tranh cãi và ngờ vực cho các nhà quan sát nước ngoài. Những ngôn luận dọa nạt nhất thường là của một số học giả của Quân đội Trung Quốc.
Truyền thông nước ngoài thường trích dẫn những ngôn luận hăm dọa này của một số sĩ quan, chẳng hạn như ngôn luận của Thiếu tướng La Viện về đảo Senkaku và Thiếu tướng hải quân Trương Triệu Trung kêu gọi phong toả “căn cứ tiền tiêu” của Philippines ở trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Thiếu tướng La Viện - "học giả diều hâu" thường xuyên lên tiếng "dọa nạt" láng giềng, nhưng phản tác dụng.

Theo bài viết, những phương tiện truyền thông này còn coi quân hàm của nhóm học giả “diều hâu” này là cấp cao quân đội. Nhưng, sĩ quan chỉ huy tác chiến của Quân đội Trung Quốc lại rất ít công khai phát biểu bình luận về vấn đề chính sách.
Vương Tập Tư, nhà phân tích chính sách ngoại giao nổi tiếng Trung Quốc từng công khai phê phán, “những ngôn từ cẩu thả chưa được chính quyền cho phép đã tạo ra sự hỗn loạn rất lớn”. Tháng 4 năm 2013, Vương Hồng Quang, nguyên phó tư lệnh Đại quân khu Nam Kinh mới nghỉ hưu cho rằng, một số chuyên gia quân sự “dẫn dắt sai lầm dư luận”, “đã gây phiền phức cho quyết sách cấp cao”.
Bài viết chỉ ra, những chuyên gia quân sự phát biểu những ngôn từ hiếu chiến có thể đại diện cho phe diều hâu của Quân đội Trung Quốc, gây sức ép cho tầng lớp lãnh đạo áp dụng chính sách hung hăng, dọa nạt. Một số nhà phân tích thường không coi trọng những lời đe nẹt hung hăng này, cho rằng, ở mức độ rất lớn là chẳng có gì quan trọng. Quan điểm của họ dựa vào chuyên gia truyền thông quân sự tuy có quân hàm cao, nhưng không có quyền chỉ huy tác chiến quân sự.
Tuy nhiên, một số người khác thì nhấn mạnh, các chuyên gia quân sự ăn nói bất chấp như vậy là do có sự hỗ trợ của Quân đội TQ. “Diều hâu” nhất trong Quân đội Trung Quốc chính là “tướng nghỉ hưu” La Viện. Lý lịch của ông ta cho thấy, những việc làm của ông ta trước đây và hiện nay đều có liên quan đến vấn đề Đài Loan, lĩnh vực tình báo và tuyên truyền quân sự.
Đại tá Đới Húc - "Học giả" Không quân Trung Quốc
Những năm gần đây, La Viện nhiều lần xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng ít nhất cho thấy, quan hệ giữa ông ta và các cơ quan tuyên truyền rất tốt.
Trong Quân đội Trung Quốc, Đại tá Đới Húc hầu như hoàn toàn đi lên từ lĩnh vực công tác chính trị quân sự. Những năm gần đây, Đới Húc gây khiêu khích hơn cả La Viện. Nhưng, Đới Húc từng cho biết, bản thân ông ta không có ý định gây ảnh hưởng trực tiếp lên chính sách, mà là làm công tác thu thập thông tin và tuyên truyền.
Trong khi đó, Trương Triệu Trung từng nói, ông ta là quân nhân được “rèn luyện”, là một người luôn “nghe theo sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương”.
Bài viết cho rằng, những ngôn luận công khai của Trương Triệu Trung, Đới Húc và La Viện có lẽ là quan điểm cá nhân của họ hoặc không phải. Ngôn luận của họ hầu như hoặc ít hoặc nhiều được cho phép. Mỗi cá nhân họ đều cho rằng, bản thân họ tuân thủ kỷ luật quân sự nghiêm ngặt. Hầu hết họ đều là “chuyên gia tuyên truyền đối ngoại” do Chính phủ Trung ương sai khiến.
Vì vậy, theo bài viết, ngôn luận phe diều hâu của các nhân vật Quân đội Trung Quốc trên truyền thông cần phải coi là hoạt động “tuyên truyền”, chứ không phải là tuyên bố ý đồ hoặc đưa ra bàn luận về mặt chính sách ngoại giao. Những ngôn luận này chưa chắc đã phản ánh sự bất đồng tồn tại trong nội bộ chính quyền.
Thiếu tướng "học giả" Trương Triệu Trung - Quân đội Trung Quốc
Trên thực tế, La Viện từng nói, sự xuất hiện “phe diều hâu” và “phe bồ câu” trong ngôn ngữ công chúng của Trung Quốc nên được coi là “trò hay” được sắp đặt công phu, “có người đóng vai chính diện, có người đóng vai phản diện”.
Những ngôn luận của chuyên gia quân đội trên truyền thông thuộc lĩnh vực “chiến tranh chính trị”, cơ quan tuyên truyền chính trị-quân sự Trung Quốc muốn thông qua “chiến tranh chính trị” để tạo dựng lòng tin cho người dân vào cái gọi là tinh thần chiến đấu của Quân đội Trung Quốc, đồng thời thông qua tác động tới nhận thức của các nhà hoạt động nước ngoài, tăng cường thực lực cho Quân đội Trung Quốc.
(BGD)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến