Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

’Sợi xích’ Mỹ quấn quanh Trung Quốc đang bị chọc thủng?


Số phận của căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật Bản đang ngày càng trở thành vấn đề lớn, trong khi Trung Quốc vừa tuyên bố chiến hạm nước này vừa đi trọn một vòng quanh Nhật Bản.
Trực thăng CH-46 - Ảnh: Reuters
Trực thăng CH-46 - Ảnh: Reuters
 
Hiện quân đội Mỹ đang liên tiếp gặp phải vấn đề ở Okinawa. Đài Truyền hình NHK hôm 5/8 cho biết, một trực thăng quân sự Mỹ đã rơi gần một căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ ở Okinawa phía nam nước Nhật.
Cảnh sát nhận được cuộc gọi đầu tiên thông báo về vụ tai nạn là từ một người dân địa phương. Người này nói rằng rằng khói bốc tên lửa Căn cứ Schwab hoặc Căn cứ Hansen ngay sau lúc 4h chiều giờ địa phương.
Hãng Reuters dẫn lời một quan chức Nhật nói không có người dân địa phương nào trên mặt đất bị thương song hiện chưa rõ về số phận của những người trên trực thăng.
 
Đài truyền hình NTV tiết lộ chiếc trực thăng bị nạn là chiếc CH-46.
 
Theo Reuters, vụ rơi trực thăng này có thể khiến dư luận Nhật thêm giận dữ trước sự hiện diện của các căn cứ Mỹ tại Okinawa.
 
Chính quyền tỉnh Okinawa và cư dân sinh sống tại đây đã nhiều lần yêu cầu Chính phủ Nhật Bản chuyển doanh trại Mỹ ra khỏi khu vực này, đặc biệt là căn cứ không quân Futenma do lo ngại an ninh. Tại Okinawa, căn cứ quân sự của quân đội Mỹ được xây dựng liền kề với khu vực đông dân cư. Điều này làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp liên quan tới binh lính Mỹ, như tai nạn, tội phạm và tiếng ồn. Những người dân địa phương đã nhiều lần tổ chức biểu tình phản đối và để nghị chuyển căn cứ quân sự của Mỹ tới các địa điểm khác.
 
Theo ước tính, Okinawa là nơi tập trung hơn 70% căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản.
 
Tháng trước, cơ quan lập pháp tỉnh Okinawa đã thông qua một nghị quyết phản đối kế hoạch của Mỹ triển khai thêm 12 máy bay MV-22 Osprey tại tỉnh này.
 
Nghị quyết trên được thông qua tại phiên họp toàn thể của Cơ quan lập pháp tỉnh Okinawa, trong đó nói rằng việc Chính phủ Mỹ và Nhật lờ đi ý kiến của Okinawa là không thể chấp nhận được. Tỉnh Okinawa cũng kêu gọi di chuyển tất cả các máy bay vận tải cánh quạt MV-22 Osprey đã được triển khai tại đây.
 
Yêu cầu Mỹ không triển khai thêm trực thăng Osprey một lần nữa được Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nhắc lại ngày 5/8 trên một chương trình truyền hình. “Chúng tôi không thể đặt gánh nặng quá lớn lên người dân Okinawa hơn được nữa", ông Onodera nói.
 
Cách đây 4 tháng, Mỹ và Nhật Bản tuyên bố rằng một phần lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đang đóng quân tại Okinawa sẽ chuyển về các căn cứ quân sự ở Guam và Hawaii nhằm trấn an chính quyền và người dân trên đảo Okinawa, đồng thời giảm sức ép cho lính Mỹ đóng quân tại khu vực này. 
 
Buộc người Mỹ dời quân khỏi đảo Okinawa chẳng khác nào bảo họ từ bỏ châu Á - Thái Bình Dương, vì vị trí đặc biệt quan trọng của đảo Okinawa trong chiến lược an ninh của Mỹ đối với khu vực này. Những biến động liên tiếp trong thập niên 50 thế kỷ XX càng khiến Mỹ xem Okinawa là hòn đảo không thể thiếu trong chiến lược kiểm soát khu vực Đông Bắc Á và làm bàn đạp can thiệp vào các chiến trường Việt Nam và Triều Tiên.

Ngay cả sau khi Okinawa được chuyển giao về tay Chính phủ Nhật vào năm 1972, căn cứ quân sự Futenma vẫn là "của nợ" bất khả xâm phạm của người Mỹ trên đất Nhật, đơn giản vì Chiến tranh lạnh vẫn còn, và những tham vọng của người Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng chưa dứt. Thế nhưng khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, mọi chuyện vẫn không thay đổi...
 
Máy bay quân sự Mỹ tại căn cứ không quân Futenma ở Ginowan, Okinawa
Máy bay quân sự Mỹ tại căn cứ không quân Futenma ở Ginowan, Okinawa
 
Hiện tại, Okinawa là một trong những mắt xích quan trọng của chuỗi đảo thứ nhất do Mỹ lập nên chạy dài từ Okinawa đến Đài Loan và Philippines, hòng bao vây Trung Quốc. Thế nhưng dường như mắt xích này đang trở nên lung lay.
 
Trong một sự kiện mới nhất, báo chí Trung Quốc vừa ca ngợi lần đầu tiên các chiến hạm của nước này đã đi hết vòng quanh Nhật Bản, qua ngõ các eo biển phía Bắc và phía Nam nước này.

Theo đó, sau khi tham gia các cuộc tập trận trên biển với Nga ở vùng biển Nhật Bản, 5 chiến hạm của Trung Quốc đã đi ngang qua eo biển Soya giữa đảo Hokkaido (phía Bắc Nhật Bản ) và đảo Sakhaline của Nga.

Theo nhật báo Anh ngữ China Daily, khi ra đến Thái Bình Dương, đoàn chiến hạm này đã trực chỉ hướng Nam, rồi quay trở về cảng Trung Quốc ngày 28/07 qua ngỏ eo biển Miyako ( phía Nam đảo Okinawa của Nhật Bản)

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng xác nhận rằng phi cơ tuần tra của nước này đã nhìn thấy năm chiến hạm Trung Quốc di chuyển ngang quan khu vực giữa đảo Okinawa và đảo Miyako, mặc dù những tàu này không đi vào lãnh hải Nhật Bản.
 
Cho tới nay, trên con đường mở rộng thế lực ra Thái Bình Dương, Trung Quốc vẫn đụng phải những “chốt chặn”, bao gồm các quốc gia mạnh về hải dương như Hàn Quốc, Nhật Bản, ấy là chưa kể đến các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực.

Tờ China Daily ngày 2/8 đã trích lời một nhà nghiên cứu thuộc Học Viện Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc nói rằng : “Dây xích đó nay đã bị phá vỡ từng mảnh”. Ông cũng nhận định hải quân Trung Quốc giờ đây “có khả năng phái và hỗ trợ tàu chiến của mình qua lại và chiến đấu ở các kênh nằm xa lục địa của mình”.
 
  • T. Mỹ (Tổng hợp theo Dân trí, TTXVN, CAND)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến