Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên của Ấn Độ sẵn sàng ‘hạ thủy’

Ngày 10/8, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cho biết INS Arihant – tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên của Ấn Độ – đã sẵn sàng để chạy thử trên biển trước khi được đưa vào hoạt động chính thức.

Tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên của Ấn Độ sẵn sàng ‘hạ thủy’
Tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên của Ấn Độ sẵn sàng ‘hạ thủy’


Như một phần của kế hoạch chế tạo 5 tàu hạt nhân, dự án đã được công bố vào năm 2009 với tàu hạt nhân INS Arihant (hủy diệt kẻ thù) dài 112 mét, nặng 6.000 tấn. INS Arihant có thể mang theo 95 thủy thủ và đạt tới vận tốc 24 hải lý/giờ, nhờ được cung cấp năng lượng bởi một lò phản ứng hạt nhân có công suất 85 megawatt. Bên cạnh đó, tàu còn được trang bị rất nhiều tên lửa, bao gồm 12 tên lửa đạn đạo, và ngư lôi.
Trước đó, vào năm 2012, Ấn Độ cũng đưa vào hoạt động một tàu ngầm hạt nhân thuê của Nga, chính thức gia nhập “câu lạc bộ” các quốc gia có tàu ngầm hạt nhân, trong đó có Pháp, Mỹ, Anh, Nga và Trung Quốc.
Trong buổi lễ ra mắt tàu tại cảng hải quân Matsya ở Vishakapatnam, Thủ tướng cho biết sự kiện đánh dấu điểm mốc lịch sử quan trọng trong nỗ lực củng cố khả năng phòng vệ của đất nước. Ông cũng khẳng định chiếc tàu được chế tạo với mục đích hòa bình và nhằm bắt kịp sự phát triển của công nghệ thế giới, Ấn Độ không muốn gây thù chuốc oán với bất kỳ một quốc gia nào.
Không những vậy, với việc cho chạy thử tàu ngầm hạt nhân, Ấn Độ đã tự mình hoàn thiện khả năng phòng vệ hạt nhân ở cả trên bộ, trên không và trên biển, khẳng định vị thế chiến lược trong khu vực vốn đang bị ảnh hưởng bởi sự bành trướng của Trung Quốc.
Trong một nỗ lực khác nhằm hiện đại hóa hải quân của mình, Ấn Độ cũng dự kiến sẽ nhận 6 tàu ngầm Scorpene chạy bằng động cơ diesel – điện của Pháp – Tây Ban Nha vào năm 2015.
(BSM)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến