Nguyệt san “Kanwa Defense Review” Canada số tháng 8 (xuất bản trước) có bài viết cho rằng, ở cấp độ tác chiến, Nhật-Mỹ đã chính thức tiến hành thảo luận ở cấp độ kỹ thuật về vấn đề phòng thủ đảo Senkaku.
Đây là lần đầu tiên Mỹ-Nhật tiến hành tưởng định, xây dựng ở cấp độ kỹ thuật đối với kế hoạch tác chiến đảo nhỏ. Điều này có nghĩa là xung đột Trung-Mỹ bắt đầu chuyển sang giai đoạn mang tính hiện thực ở cấp độ kỹ thuật. Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ lần đầu tiên đưa Trung Quốc thành đối tượng tác chiến ở cấp độ chiến thuật quân sự.
Nguồn tin tình báo ngoại giao của Tokyo cho biết, kế hoạch này hiện nay của Nhật-Mỹ còn đang ở giai đoạn ý tưởng, căn cứ pháp lý sơ bộ là phương án tình thế xung quanh, Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, thỏa thuận trao đổi vật tư Nhật-Mỹ… Còn phạm vi của tưởng định tác chiến (khu vực tác chiến) có thể lớn hơn nhiều so với quy hoạch trước đây.
Trong nhiều tiến trình của cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan có tính nguy hiểm rất cao vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Mỹ, Nhật Bản hoàn toàn không đưa ra kế hoạch hành động tác chiến liên hợp với Đài Loan. Mỹ-Hàn chỉ đưa ra một loạt kế hoạch tác chiến về vấn đề đáp trả quân sự đối với CHDCND Triều Tiên, hơn nữa được chỉnh sửa hàng năm.
Thông thường quân Mỹ và đồng minh đưa ra kế hoạch tác chiến, có nghĩa là đối tượng tưởng định tác chiến đã từ kẻ thù trên lý thuyết nâng lên giai đoạn kẻ thù tưởng định thực tế.
Báo Canada cho rằng, các tin tức tình báo cho biết:
1. Cơ sở của kế hoạch tác chiến liên hợp Mỹ-Nhật, xuất phát từ tấn công đáp trả, làm thế nào để đoạt lại đảo nhỏ, vì vậy kết luận là khẳng định: Một khi Quân đội Trung Quốc thực hiện hành động tấn công, có nghĩa là hải, không quân tuyến 1 của quân Mỹ chắc chắn sẽ can thiệp toàn diện, chứ không phải cung cấp tiếp tế hậu cần đơn nhất. Mỹ-Nhật tác chiến trực tiếp với Trung Quốc sẽ là hiện thực.
2. Mỹ-Nhật tính toán, một khi Trung Quốc phát động tấn công quân sự, chiến tranh có thể mở rộng đến các căn cứ quân Mỹ, trên thực tế điều cần tưởng định là các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo đối với các khu vực như Okinawa, vì vậy, lấy vấn đề đảo nhỏ làm thời cơ, kế hoạch phòng thủ của Mỹ-Nhật đối với tên lửa đạn đạo của Trung Quốc còn có thể tiếp tục mở rộng đến đảo nhỏ.
Để đối phó với các mối đe dọa tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên, quân Mỹ, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã triển khai hệ thống phòng thủ Patriot-3 ở Okinawa. Trong tương lai, canh giữ mối đe dọa tên lửa đạn đạo của hai nước Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên, khả năng Mỹ-Nhật triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ngoài bầu khí quyển (dòng SM-3) đã tăng mạnh.
Bài báo chỉ ra, kế hoạch tác chiến liên hợp Mỹ-Nhật nhằm vào vấn đề đảo nhỏ là lần đầu tiên, ở cấp độ chiến thuật quân sự, Mỹ coi Trung Quốc là đối tượng tác chiến, kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Giả thiết thực sự nổ ra chiến tranh với Trung Quốc, giai đoạn thứ nhất lực lượng tham chiến của quân Mỹ có khả năng nhất sẽ là hải, không quân, cung cấp quyền kiểm soát trên không-trên biển toàn diện, hành động chiếm đảo thực tế do Lực lượng Phòng vệ Mặt đất tự đảm nhiệm.
Quy mô quân Mỹ đóng tại Nhật Bản hiện nay đủ để tham gia vào một chiến dịch tác chiến đảo nhỏ có cường độ trung bình và thấp. Giai đoạn đầu khai chiến, vai trò của Không quân Mỹ trước hết sẽ đảm đương các nhiệm vụ như đoạt lấy quyền kiểm soát điện từ, quyền kiểm soát tin tức tình báo, cảnh báo sớm phòng thủ tên lửa đạn đạo. Đồng thời, máy bay chiến đấu tàng hình F-22 đóng ở trong lãnh thổ sẽ áp dụng phương thức huấn luyện luân phiên, đóng quân toàn diện ở Nhật Bản.
Nhiệm vụ tấn công hỏa lực nhằm vào lực lượng thủy quân lục chiến của Trung Quốc (đổ bộ đảo nhỏ) sẽ do cụm chiến đấu máy bay của tàu sân bay USS George Washington phụ trách. Máy bay F-18E trang bị cho tàu sân bay sẽ tiến hành yểm trợ hỏa lực cho lực lượng đổ bộ của Lực lượng Phòng vệ.
Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ có 15 tàu chiến mặt được, cốt lõi là 2 tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga, 7 tàu khu trục tên lửa lớp Burke, trong những tàu nổi này, ít nhất có 2 tàu tuần dương tên lửa có thể phụ trách tác chiến đánh chặn đối với tên lửa đạn đạo của Pháo binh 2 Trung Quốc, chúng đã trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa SM-3. Toàn bộ tàu chiến mặt nước đều có năng lực phóng tên lửa hành trình Tomahawk.
Theo bài báo, việc Thủy quân lục chiến Mỹ trực tiếp tham gia tác chiến đổ bộ đánh chiếm đảo cũng đáng quan tâm. Đơn vị viễn chinh 3 triển khai 1 tàu tấn công đổ bộ LHD-6WASP, lượng giãn nước đầy là 41.000 tấn, trang bị máy bay tấn công Sea Harrier, máy bay trực thăng cỡ lớn CH-46/53.
Nhưng, Kanwa phân tích cho rằng: khả năng Thủy quân lục chiến Mỹ trực tiếp tham gia hành động đổ bộ đánh chiếm đảo tương đối thấp. Chính quyền Obama từ khi ra đời đến nay, đã thay đổi hình thức can thiệp đối với các cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới, triệt để tránh trực tiếp điều binh sĩ trên bộ tham chiến, đổ máu.
Đây là kết quả còn để lại sau chiến tranh Afghanistan và chiến tranh Iraq. Tư tưởng tác chiến này thể hiện cụ thể trong các cuộc xung đột ở Lybia, Syria và Mali. Các hành động chiến đấu trực tiếp của binh sĩ phần nhiều là do quân đồng minh phụ trách, quân Mỹ chỉ cung cấp yểm trợ trên không, trên biển và tuần tra trinh sát.
Cụ thể mà nói, trong kế hoạch hành động tác chiến liên hợp đảo nhỏ Mỹ-Nhật, mô hình xảy ra xung đột trực tiếp có khả năng nhất giữa Mỹ-Trung ở đâu? Tổng quan cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan vào thập niên 90 của thể kỷ trước, chuyên gia Mỹ đều cho rằng: Không loại trừ mối đe dọa của “đối kháng phi tiếp xúc” (đánh chặn tên lửa đạn đạo) của cường quốc thời đại hạt nhân, hơn nữa là một loại mô hình chủ yếu.
Tức là, một khi Pháo binh 2 tiến hành tấn công tên lửa đạn đạo đối với các căn cứ của quân Mỹ-Nhậ như ở Okinawa, Mỹ-Nhật chắc chắn sẽ liên hợp đánh chặn. Hơn nữa đó là cuộc đánh chặn liên hợp lục, hải, không quân nhiều tầng nấc.
Bài báo chỉ ra, mô hình tấn công ném bom nhầm vào Đại sứ quán Trung Quốc trong cuộc xung đột Kosovo cũng có thể thấy, trong xung đột giữa các cường quốc thời đại hạt nhân, ném bom nhầm, tập kích bất ngờ cũng là sự lựa chọn có hiệu quả, hơn nữa có thể tránh leo thang xung đột.
Theo bài báo, điều không đáng nghi ngờ là sử dụng năng lực gây nhiễu điện tử mạnh của quân Mỹ, tiến hành áp chế toàn diện, gây nhiễu đánh lừa đối với radar, vô tuyến điện, hệ thống điều khiển chiến đấu của Quân đội Trung Quốc, nhằm yểm trợ cho quân Nhật giành được quyền kiểm soát điện từ, quyền kiểm soát thông tin.
(BGD)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét