“Hạm đội này luôn luôn là một công cụ của chính sách đối ngoại. Bất kỳ quốc gia nào có bờ biển, đặc biệt rộng lớn như ở Nga, cần phải tính đến cách bảo vệ đường bờ biển và ngăn chặn những hoạt động của người nước ngoài”, cựu tư lệnh Hải quân Nga giai đoạn 1992-1997, cho biết.
“Đó là lý do tại sao, các lực lượng đặc nhiệm, mà Liên Xô đã triển khai ở Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương, được thành lập với mục đích làm đối trọng chính trị, hỗ trợ một số quốc gia và cảnh báo các quốc gia khác. Các tàu chiến của Liên Xô đã luôn luôn hiện diện ở Địa Trung Hải trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao”, ông Gromov cho biết.
Nga phải triển khai tàu chiến để lúc nào cũng có thể giải quyết được các nhiệm vụ của đất nước, tại khu vực có ảnh hưởng đáng kể đối với tình hình tại toàn bộ khu vực phía Nam, ông cho biết.
“Việc này không chỉ ở khu vực Địa Trung Hải, mà còn ở Thái Bình Dương, và cuộc chiến chống cướp biển ở vùng Sừng châu Phi,” ông nói.
Theo ông Gromov, ngoài các tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral của Pháp, hiện đang được đóng, Hải quân hiện đại của Nga cần ít nhất 3 chiếc tàu sân bay nữa.
Các tàu chiến này phải được chế tạo tại Nga và có thể bắt đầu chế tạo ngay trong thập kỷ này. “Nỗ lực của tổ hợp quốc phòng và công nghiệp, phải được tập trung vào vấn đề này và phải có sự hiểu biết về các nhiệm vụ cơ bản của đất nước”, ông Gromov cho biết thêm.
(ANTD)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét