Loại trợ cấp này chuyên dành cho nạn nhân trong các vụ án ngoài ý muốn có liên quan tới chính quyền. Số tiền được trao không theo tiêu chuẩn quy định chung, không phụ thuộc vào mức độ giàu nghèo của từng vùng hay các quy định của pháp luật. Nó phụ thuộc vào… dư luận. Dư luận càng lớn, tiền càng nhiều.
Ngày 23/12/2009, 10 du khách tham quan sông Tiền Đường tại địa điểm được chính quyền quy định bị sóng cuốn trôi thiệt mạng. Sau 25 ngày chính quyền tỉnh Chiết Giang “cứu trợ” 4 vạn nhân dân tệ mỗi người. Sau nhiều phen tranh đấu tranh, cãi vã, cuối cùng mức cứu trợ được nâng thành 18 vạn mỗi người. Số tiền được lấy từ ngân sách huyện Hải Ninh, Chiết Giang.
Ngày 2/6/2012, một phụ nữ mang thai 7 tháng ở Thiểm Tây bị chính quyền cưỡng chế phá thai vì “vượt kế hoạch”. Một tháng sau đó, khi vụ việc bị phanh phui và báo chí lên tiếng dữ dội, chính quyền tìm cách thương lượng để “mua” sự im lặng của cho người phụ nữ này bằng 7 vạn nhân dân tệ tiền trợ cấp lấy từ ngân sách huyện.
Gần 5 năm hay chính xác là 58 tháng sau ngày bị bắt giữ và đánh tới tàn phế, Ký Trung Tinh, một lái xe ôm hành nghề ở Quảng Đông mới nhận được 10 vạn nhân dân tệ tiền “cứu trợ nhân đạo” của công an địa phương, cùng lời cảnh cáo “còn làm loạn thì hậu quả tự chịu”. Để rồi 3 năm sau đó, tháng 7/2013, người đàn ông này trở thành thủ phạm trong một vụ án làm chấn động Trung Quốc: đánh bom tự sát ở sân bay quốc tế Bắc Kinh.
Chính quyền Nam Ninh cũng từng trích ra khoản tiền 10 vạn tệ để “cứu trợ nhân đạo” cho một gia đình có người thân thiệt mạng vì bị cuốn vào cống không nắp. Số tiền này được đưa ra kèm thoe điều kiện “gia đình nạn nhân không được tìm trợ giúp của bất cứ cơ quan công quyền nào, đồng thời không được tự ý đi tìm vật chứng”. Sau 19 ngày, vì lí do không đủ tiền kiện cáo nên bỏ cuộc, gia đình được cứu trợ thêm 80 vạn tệ.
Tương tự, gia đình một cô gái trẻ bị cuốn vào cống thoát nước thiệt mạng ở Hồ Nam cũng được nhận một khoản cứu trợ tới 72 vạn tệ. Chính quyền sau khi trích khoản ngân sách đã tuyên bố “gia đình rất hài lòng với khoản cứu trợ nhân đạo”.
Ngày 17/7/2013, người dân tố cáo đội quản lý đô thị thành phố Sâm Châu tỉnh Hồ Nam đánh chết một người bán dưa, dư luận và báo chí sục sôi. Chỉ 2 ngày sau chính quyền địa phương nhanh nhảu tuyên bố nạn nhân tự ngã chết, đồng thời lập tức đề nghị “cứu trợ” 90 vạn nhân dân tệ với điều kiện gia đình phải mai táng nhanh. Chậm 1 ngày bớt 10 vạn.
Dư luận Trung Quốc đang phản ứng dữ dội trước hình thức bịt miệng này. Nhiều người bất bình cho rằng chính quyền đang dùng tiền thuế của họ để chuộc tội của mình, đồng thời lại được mang danh nghĩa người làm từ thiện. Và có lẽ cũng chỉ có ở Trung Quốc mới có kiểu làm từ thiện kèm theo những điều kiện khó chấp nhận như “im miệng”, “cấm tố cáo”, “hài lòng” và “chôn ngay”.
(SH)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét