Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Nhật yêu cầu Trung Quốc hội đàm, từ chối “bắt tay” Nga

 Nhật Bản vừa từ chối đề nghị cùng Nga hợp tác trên vùng lãnh thổ phía Bắc đang tranh chấp, đồng thời yêu cầu TQ nhanh chóng đối thoại. Một động thái khác, Nhật đã tăng chi phí quốc phòng trong năm tài khóa 2014. Ngày 28/7, theo một số nguồn tin ngoại giao Nga, nước này đã đề xuất cùng khai thác phát triển bốn đảo tranh chấp với Nhật Bản bao gồm Etorofu, Kunashiri, Shikotan và Habomai. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov đưa ra đề xuất này trong cuộc gặp người ...
(ĐVO) – Nhật Bản vừa từ chối đề nghị cùng Nga hợp tác trên vùng lãnh thổ phía Bắc đang tranh chấp, đồng thời yêu cầu TQ nhanh chóng đối thoại. Một động thái khác, Nhật đã tăng chi phí quốc phòng trong năm tài khóa 2014.

Ngày 28/7, theo một số nguồn tin ngoại giao Nga, nước này đã đề xuất cùng khai thác phát triển bốn đảo tranh chấp với Nhật Bản bao gồm Etorofu, Kunashiri, Shikotan và Habomai.
 
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov đưa ra đề xuất này trong cuộc gặp người đồng cấp Nhật Bản Masaji Matsuyama tại thành phố St. Petersburg - Nga cuối tháng trước. Phía Nga sẽ chấp nhận sự tham gia của chính phủ và lĩnh vực tư nhân Nhật Bản vào các dự án cơ sở hạ tầng, phát triển năng lượng trên 4 hòn đảo.
 
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cấp cao Nhật Bản nói rằng Tokyo không chấp nhận đề xuất trên vì điều đó đồng nghĩa với việc công nhận chủ quyền của Nga đối với các đảo tranh chấp và làm suy yếu tuyên bố chủ quyền của Nhật đối với các đảo này.
 
Ông Isao Iijima trả lời báo giới tại sân bay Bắc Kinh hôm 17/5. Ảnh: ASAHI
Ông Isao Iijima trả lời báo giới tại sân bay Bắc Kinh hôm 17/5. Ảnh: ASAHI
“Sự tham gia của các công ty Nhật trong các dự án phát triển chung theo luật pháp Nga có thể làm gia tăng sự công nhận đối với chủ quyền của Nga đối với quần đảo tranh chấp” - một quan chức giấu tên cho biết. Ngoài ra, Tokyo đã yêu cầu Moscow xem xét lại đề xuất trên. 
 
Cũng xoay quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ với những quốc gia xung quanh, ông Isao Iijima, cố vấn của Thủ tướng Abe cho biết: “Rất có thể Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ họp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong thời gian tới”.
 
Ông Abe đã từng nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh ngồi vào bàn đàm phán về vấn đề chủ quyền đang tranh chấp. Mặc dù Bắc Kinh phản ứng rất lạnh nhạt với lời kêu gọi này của ông Abe, song ông Isao Iijima tiết lộ rằng lãnh đạo Trung Quốc đang xem xét về lời kêu gọi này và ông Iijima tin rằng phía Trung Quốc sẽ hưởng ứng.
 
Thông tin này có được trong chuyến thăm bí mật của ông Iijima tới Trung Quốc hồi tháng 7 vừa qua, tuy nhiên, nội dung đàm phán và những nhân vật phía Trung Quốc tiếp ông không được tiết lộ. “Tôi đến Bắc Kinh để hỏi xem họ thực sự đang nghĩ gì” – ông Iijima cho biết.
 
Một động thái đáng được chú ý từ phía Nhật Bản, Nhật vừa công bố chính sách quốc phòng năm 2014 và cho biết quốc gia này đang đổ tiền vào để nâng cao sức mạnh quân sự. 
 
Tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản cho hay, ngày 24/7 vừa qua, Bộ quốc phòng Nhật Bản đã quyết định, trong yêu cầu dự toán ngân sách cho đến thời điểm tháng 8/2014, sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên con số 4940 tỷ Yên, tăng 180 tỷ Yên (tương đương 11 tỷ Nhân dân tệ) so với năm 2013.

Nhật sẽ chi mạnh tay để tăng cường sức mạnh quân sự. (Biên đội tàu chiến của Nhật Bản).
Nhật sẽ chi mạnh tay để tăng cường sức mạnh quân sự. (Biên đội tàu chiến của Nhật Bản).
Mục đích chủ yếu của ngân sách này là nhằm tăng cường khả năng tuần tra và giám sát, cảnh giới khu vực biển Senkaku cho lực lượng tự vệ trên không của Nhật Bản. Ngoài ra,ngân sách cho công tác huấn luyện và lương bổng quân nhân cũng được cải thiện. Nộ quốc phòng Nhật cũng cho biết sẽ có thể bổ sung thêm ngân sách nếu cần thiết.
 
Tờ Sankei Shimbun cũng cho biết, tuy Nhật Bản đổ tiền mạnh cho quân sự, tuy nhiên vẫn chỉ gần bằng một nửa chi phí quân sự của Trung Quốc. Để tăng cường thực lực của lực lượng hải quân và không quân, ngân sách quốc phòng Trung Quốc đã không ngừng tăng trưởng liên tục trong 25 năm qua, hiện nay luôn đạt trên mức 110 tỷ USD.
 
Chính sách quốc phòng này của Nhât khiến các nhà phân tích trên thế giới cảm thấy lo ngại khi các vấn đề lãnh thổ đang rất căng thẳng và Nhật luôn giữ quan điểm sử dụng biện pháp đối thoại để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, nếu không thể đàm phán và đối thoại, người Nhật phải gấp rút chuẩn bị cho điều xấu nhất.
 
Minh Tuệ (Tổng hợp ANTĐ, NLĐ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến