Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Báo Mỹ: Quân Đội TQ suy yếu sẽ làm hồi sinh ảnh hưởng độc tôn của Mỹ

Theo bài báo, nếu TQ khủng hoảng, Mỹ sẽ củng cố bá quyền, còn Ấn Độ, Việt Nam... sẽ "thắng lớn", chiếm lấy vị thế chủ đạo ở vùng biển phía nam Âu-Á.


Biên đội tàu chiến Trung Quốc tại quân cảng Nga

Ngày 24 tháng 7, trang mạng tạp chí "Forbes" Mỹ đăng bài viết nhan đề "Dư âm địa-chính trị của Trung Quốc" của tác giả Robert D. Kaplan. Theo bài viết, vấn đề lớn nhất trong các vấn đề quốc tế hiện nay không phải là Syria hoặc Iran phát triển vũ khí hạt nhân. 

Vấn đề lớn nhất chắc chắn liên quan tới tình hình kinh tế Trung Quốc và năng lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc kiểm soát giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, chuyển sang một mô hình tăng trưởng khác

Nhưng nếu không thì sao? Trung Quốc nếu rơi vào khủng hoảng xã hội-kinh tế nghiêm trọng và kéo theo là khủng hoảng chính trị, hậu quả sẽ như thế nào? Hiệu ứng địa-chính trị cấp 2 của tình hình này là gì? Ảnh hưởng của việc Syria sụp đổ là mang tính khu vực. Trung Quốc nếu sụp đổ thì ảnh hưởng sẽ lan ra toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng này có thể làm cho chủ nghĩa dân tộc dâng cao, điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ triển khai nhiều hoạt động quân sự hơn ở khu vực biên giới. 

Từ năm 2001 đến nay, chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng lên khoảng 8 lần, với một chính quyền nghiêng về chủ nghĩa dân tộc, chi tiêu quân sự của Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng, làm cho Trung Quốc có thể nâng cao sức mạnh cho lực lượng tàu ngầm, tên lửa đạn đạo và tác chiến mạng, tăng cường năng lực thực hiện chiến lược chống can dự/ngăn chặn khu vực ở biển Hoa Đông và Biển Đông. 

Mục tiêu của Trung Quốc không phải là tác chiến với Mỹ, mà là xác lập điều kiện có lợi để Trung Quốc tiếp tục mở rộng quyền lợi biển.


Lực lượng Thủy quân lục chiến Trung Quốc tiến hành tập trận đổ bộ (ảnh tư liệu)

Nhưng, nếu sự thực hoàn toàn ngược lại thì sao? Nếu khủng hoảng kinh tế và chính trị khiến cho mua sắm quân sự của Trung Quốc giảm đi hoặc ít nhất tốc độ tăng chậm đi thì sẽ thế nào? Điều này cũng rất có khả năng, để làm dịu sự bất mãn của người dân đối với đói nghèo và thất nghiệp, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể xuất phát từ nguyên nhân chính trị, yêu cầu Quân đội phải hy sinh. 

Điều này có thể ảnh hưởng đến nền tảng trật tự hải dương của Âu-Á, tuy không kịch liệt như sự sụp đổ của bức tường Berlin làm rung chuyển trật tự đại lục châu Âu.

Tăng trưởng chi tiêu quân sự của Trung Quốc bị đình trệ sẽ làm chấn hưng "hòa bình kiểu Mỹ" từ biển Nhật Bản đến vùng Vịnh. Hải quân Mỹ sẽ sở hữu đại dương như khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhật Bản, nước tiếp tục tiến hành hiện đại hóa không, hải quân, sẽ trở thành quốc gia có thực lực hải, không quân khá mạnh ở châu Á.

Bán đảo Triều Tiên thống nhất trong tương lai (do Seoul lãnh đạo) cũng sẽ xuất hiện một cục diện mới. Trong tình hình Trung Quốc suy yếu, bán đảo Triều Tiên thống nhất sẽ coi Nhật Bản là đối thủ chính. Bởi vì, Nhật Bản từng xâm lược bán đảo Triều Tiên từ năm 1910-1945, sự thù địch giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản lớn hơn với Trung Quốc.

Được khuyến khích bởi sự tồn tại tiếp tục của Mỹ và sức mạnh quân sự Trung Quốc không hề chiếm vị thế chủ đạo, Singapore và Australia - hai quốc gia đã chi tiêu rất nhiều cho vũ khí này (đối lập với dân số của họ) sẽ không mất nhiều tiền để thể hiện tư thế của một “Israel” của châu Á. 
 

"Át chủ bài" của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành diễn tập đánh chiếm đảo

Ấn Độ giống như Đài Loan và các quốc gia ĐNA, sẽ là nước thắng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị nghiêm trọng của Trung Quốc. Điều này chắc chắn sẽ làm cho mối đe dọa ở biên giới phía bắc Ấn Độ bị mất đi, nhưng sẽ đem lại con bài ngoại giao lớn hơn cho Ấn Độ khi quan hệ với Nepal, Bangladesh, Sri Lanka và Myanmar. Những nước này luôn là nơi tranh đoạt ngấm ngầm giữa Ấn-Trung.

Myanmar luôn là khu vực chồng lấn vai trò ảnh hưởng về chính trị, văn hóa giữa Ấn-Trung. Mặc dù mấy chục năm gần đây Trung Quốc luôn là nhân tố ảnh hưởng kinh tế bên ngoài chủ yếu của Myanmar, nhưng trước Chiến tranh thế giới thứ hai, người trung gian kinh tế Ấn Độ có thể là lực lượng chính của Rangoon.

Đối với Trung Quốc, đây là triển vọng u ám, Mỹ và đồng minh - bất kể là Ấn Độ, hay Nhật Bản, Australia (đồng minh về mặt pháp lý) sẽ theo đó chiếm lấy vị thế chủ đạo ở vùng biển giáp ranh ở phía nam Âu-Á.

Nhưng, tình hình này không có nhiều khả năng xảy ra lắm, cho dù tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc giảm mạnh, sự bất ổn ở trong nước "nối đuôi nhau kéo đến". Bởi vì, giới hoạch định chiến lược và quân sự Trung Quốc luôn tính toán lâu dài, điều chỉnh bản thân và vượt qua cửa ải khó khăn.


"Sát thủ bí mật" dưới lòng đại dương khu vực châu Á-Thái Bình Dương




Theo GDVN
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến