‘Sát thủ’ đến từ nước Mỹ
Trong tiếng Anh, Harpoon nghĩa là “mũi lao” (để đánh cá). Nhằm phục vụ cho mưu đồ bánh trướng trên biển Đông, Trung Quốc đã đầu tư rất lớn cho lực lượng tàu chiến. Hạm đội tàu khu trục của nước này có thể ví như “những con cá mập khổng lồ” trên biển Đông, hung hăng như muốn ‘nuốt chửng’ các quốc gia cản đường của họ. Thế nhưng, Bắc Kinh muốn đạt được mục đích đâu dễ dàng như vậy. Cùng với tên lửa Klub-S và Exocet, tên lửa Harpoon trang bị trên tàu ngầm lớp Scorpène của Hải quân Malaysia và lớp Type 209/1300 của Hải quân Indonesia được giới quân sự đánh giá là một trong những vũ khí sẽ khiến cho các tàu khu trục phía Trung Quốc phải điêu đứng tại biển Đông.
Harpoon là sản phẩm do Tập đoàn công nghiệp quốc phòng McDonell (Mỹ) nghiên cứu và phát triển từ những năm 70 của thế kỷ XX nhằm trang bị một loại tên lửa dẫn đường chính xác có thể tiêu diệt nhanh gọn các tàu khu trục cỡ trung và cỡ lớn.
Ngoài ra, Harpoon còn là giải pháp thay thế cho các biến thể Tomahawk đối hạm, bởi Tomahawk chỉ bay với tốc độ cận âm và với công nghệ cũ nên khó qua mặt được các hệ thống radar. Harpoon được trang bị công nghệ Sea-skiming bay sát bề mặt, đặc biệt là mặt biển nhằm đánh lừa và qua mặt các hệ thống radar đánh chặn và phòng thủ tầm gần.
Tên lửa dẫn đường thông minh Harpoon có đến 4 phiên bản gồm:
- Không đối đất (AGM-84): được trang bị cho các máy bay tiêm kích và máy bay tấn công mặt đất. Tuy nhiên, biến thể này không được trang bị động cơ phản lực Tubor Boost (TB) để nâng công suất hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
- Hạm đối hạm (RGM-84): được trang bị cho các tàu khu trục và các tàu tên lửa tấn công để tiêu diệt các tàu nổi của đối phương. Biến thể RGM-84 được trang bị động cơ phản lực công nghệ TB để có thể tăng tốc đột ngộ, tấn công và vô hiệu hóa các hệ thống đánh chặn và phòng thủ tầm gần CIWS hiện nay.
- Đối hạm phóng từ tàu ngầm (UGM-84): được trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân và phi hạt nhân. Các phiên bản UGM-84 gồm L, E và K nhằm xuất khẩu cho các đồng minh chiến lược theo các khu vực Châu Âu, Trung Á và Châu Á – Thái Bình Dương.
Hiện nay, trong số các nước Đông Nam Á trang bị tên lửa Harpoon, chỉ 2 quốc gia sử dụng biến thể phóng từ tàu ngầm UGM-84. Trong đó, Malaysia trang bị Harpoon cho các tàu ngầm lớp Scorpène và Indonesia trang bị cho lớp tàu Type 209/1300. Sắp tới đây tàu lớp Type 209/1400/1500 Chang Bogo của Hải quân Indonesia cũng sẽ được trang bị tên lửa Harpoon.
- Cuối cùng là phiên bản đối hạm phòng thủ bờ biển cho các lực lượng phòng thủ bờ biển.
Trọng lượng nhẹ nhưng sức tấn công ‘khủng’
Mục tiêu chính của Harpoon UGM-84 là tiêu diệt các hạm đội tàu nổi của đối phương với đầu đạn nổ thông thường nặng 400kg hoặc đầu đạn hạt nhân 300 kiloton.
Các biến thể Harpoon UGM-84 được trang bị những công nghệ mới nhất của phía Mỹ cho các đồng minh nhằm kiểm soát các khu vực biển một cách triệt để nhất.
Biến thể UGM-84 được phát triển dưới dạng hoạt động theo các module, tương tự như các phiên bản tên lửa đối hạm của phía Nga. UGM-84 có thể tấn công các mục tiêu một cách độc lập và chính xác nhất mà không cần tín hiệu dẫn đường của các tàu mẹ. UGM-84 được trang bị công nghệ dẫn thường thông minh qua hệ thống định vị toàn cấu GPS và hệ thống IFF (Indentify Friend or Foe) phân biệt bạn-thù để tấn công mục tiêu một cách chính xác nhất và giảm thiểu nguy cơ tấn công nhầm vào đồng minh trên chiến trường.
Thân của Harpoon được cấu thành chủ yếu từ hợp kim thép và vật liệu composite nhằm hạ thấp nhất trọng lượng của tên lửa và có thể tăng tốc một cách nhanh nhất, các tên lửa UGM-84 trong giai đoạn cuối tăng tốc từ vận tốc cận âm Mach 0.8 đến Mach 2.7 chỉ trong thời gian cực kỳ ngắn, chỉ 2.1 giây, nhờ công nghệ sản xuất động cơ phản lực mới nhất do phía Northrop phát triển mang tên Turbo Boost Engine. Thiết kế khí động học giúp UGM-84 giảm thiểu được tối đa lực cản của không khí và đạt được tốc độ lớn hơn trong quá trình bay đến mục tiêu.
Harpoon là loại tên lửa đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ khí động học và công nghệ vật liệu hợp kim thép composite. Nó được xem là một trong những loại tên lửa có trọng lượng nhẹ nhất từng được chế tạo. Song trọng lượng nhẹ không có nghĩa là các đối thủ có thể đánh giá thấp nó, trong các cuộc xung đột, Harpoon đã thể hiện được khả năng hoạt động tối ưu của mình.
Tỷ lệ trượt mục tiêu cực thấp
Trên thân của Harpoon còn có 2 cánh bằng nhằm cân bằng lực nâng trong quá trình bay và ổn định phương và hướng của tên lửa. Bên ngoài với những thiết kế đặc biệt ứng dụng những công nghệ mới nhất, thì bên trong Harpoon là cả một hệ thống tinh vi hiện đại.
Harpoon có 3 cơ cấu dẫn đường chính là thông qua tàu mẹ, thông qua hệ thống định vị vệ tinh với các tọa độ được cung cấp từ trước và hệ thống tự dẫn thông qua cơ chế dẫn đường quán tính. Khi được phóng đi, tỷ lệ bắn trượt mục tiêu của UGM-84 là cực thấp nhờ những công nghệ dẫn đường chủ động và bị động:
+ Công nghệ dẫn đường vệ tinh thông minh kết hợp cơ cấu dẫn đường quán tính, nạp sẵn các cơ cấu phóng gồm các thông tin về đối phương, từ tốc độ đến vị trí dựa trên tọa độ. UGM-84 sẽ được phóng đi từ tàu ngầm. Khi vừa thoát ra khỏi các hầm phóng cơ cấu thẳng đứng, nó di chuyển với vận tốc 200km/h và tạo một lực bật lên khỏi mặt biển tương tự các loại tên lửa hành trình xuyên lục địa (ICBM).
UGM-84 sẽ được dẫn đường thông qua các tín hiệu từ hệ thống GPS cung cấp. Trong trường hợp tàu đối phương thay đổi vận tốc quá nhanh và thay đổi tọa độ ban đầu, cơ cấu dẫn đường thông minh sẽ được kích hoạt nhằm tìm kiếm chủ động mục tiêu, đồng thời kết hợp với hệ thống IFF nhằm tấn công bất kỳ mục tiêu nào gần tọa độ nạp mà nó nhận được mà không cần phải hủy đi lệnh phóng.
+ Công nghệ dẫn đường qua hệ thống radar chủ động: UGM-84 sau khi khởi động buồng đốt động cơ sẽ được hệ thống radar song song phi đối xứng loại sóng Doppler dẫn trực tiếp đến mục tiêu mà radar xác định được. Sau đó, trong giai đoạn cuối, tên lửa tăng tốc lên Mach 2.7, thay đổi độ cao và tấn công vào thân mục tiêu rất chính xác. Độ lệch tiêu chuẩn của Harpoon tương tự Klub-S, từ 3-4m.
(BTT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét