Ngày 22/07, trang mạng Đông Phương của Trung Quốc cho biết, hải quân Trung Quốc sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng một trong những lực lượng tàu ngầm thông thường mạnh nhất thế giới của Nhật Bản.
Trang mạng Đông Phương đã viện dẫn nguồn tin của Đài truyền hình NHK Nhật Bản đưa ngày 21/07, là hải quân Trung Quốc sẽ có dịp chứng kiến sức mạnh thật sự của lực lượng tự vệ trên biển (hải quân) và đặc biệt là các tàu ngầm AIP hàng đầu thế giới, đang biên chế trong lực lượng tàu ngầm thông thường Nhật Bản.
NHK cho biết, “Đại hội tàu ngầm châu Á - Thái Bình Dương” tổ chức tại Yokosuka, tỉnh Kanagawa đã chính thức khai mạc vào ngày 22/07, tham dự đại hội này chủ yếu là các quốc gia đã và sắp sở hữu tàu ngầm với tôn chỉ là tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Ngoài nước chủ nhà là hải quân Nhật Bản, tham dự đại hội này còn có cả lực lượng hải quân Mỹ và Trung Quốc.
Đại hội bắt đầu được tổ chức từ năm 2000, với mốc thời gian khi tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga bị chìm, làm hơn 100 thủy thủ hy sinh. Đại hội kêu gọi các nước tăng cường đối thoại và hợp tác và hiệu triệu các quốc gia sở hữu tàu ngầm thay phiên nhau tổ chức đại hội mỗi năm một lần.
NHK cho biết, “Đại hội tàu ngầm châu Á - Thái Bình Dương” tổ chức tại Yokosuka, tỉnh Kanagawa đã chính thức khai mạc vào ngày 22/07, tham dự đại hội này chủ yếu là các quốc gia đã và sắp sở hữu tàu ngầm với tôn chỉ là tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Ngoài nước chủ nhà là hải quân Nhật Bản, tham dự đại hội này còn có cả lực lượng hải quân Mỹ và Trung Quốc.
Đại hội bắt đầu được tổ chức từ năm 2000, với mốc thời gian khi tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga bị chìm, làm hơn 100 thủy thủ hy sinh. Đại hội kêu gọi các nước tăng cường đối thoại và hợp tác và hiệu triệu các quốc gia sở hữu tàu ngầm thay phiên nhau tổ chức đại hội mỗi năm một lần.
Trung Quốc hiện chưa có một chiếc tàu ngầm AIP nào
Theo tin cho biết, tham gia đại hội lần này quy tụ lực lượng tàu ngầm của 18 quốc gia, trong đó có các cường quốc tàu ngầm thế giới như: Nga, Trung, Mỹ, Nhật, Anh, Ấn Độ…
Trong phiên khai mạc ngày 22/07, Thiếu tướng James Cade Nashville, tư lệnh lực lượng tàu ngầm Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương đã tuyên cáo: “Chúng ta rất cần thông qua đại hội này để xây dựng nhận thức chung giữa các quốc gia, nhằm nâng cao khả năng ứng phó với các sự cố về tàu ngầm”.
Hội nghị được tổ chức trong thời gian 3 ngày, bế mạc vào ngày 24/07. Trong thời gian này các đại biểu sẽ trao đổi ý kiến về các nguyên nhân chủ yếu phát sinh tai nạn tàu ngầm và công tác cứu hộ tai nạn, đồng thời cũng sẽ bàn về hiện trạng, tương lai phát triển của tàu ngầm thế giới.
Trong phiên khai mạc ngày 22/07, Thiếu tướng James Cade Nashville, tư lệnh lực lượng tàu ngầm Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương đã tuyên cáo: “Chúng ta rất cần thông qua đại hội này để xây dựng nhận thức chung giữa các quốc gia, nhằm nâng cao khả năng ứng phó với các sự cố về tàu ngầm”.
Hội nghị được tổ chức trong thời gian 3 ngày, bế mạc vào ngày 24/07. Trong thời gian này các đại biểu sẽ trao đổi ý kiến về các nguyên nhân chủ yếu phát sinh tai nạn tàu ngầm và công tác cứu hộ tai nạn, đồng thời cũng sẽ bàn về hiện trạng, tương lai phát triển của tàu ngầm thế giới.
Tàu ngầm AIP lớp Soryu mang số hiệu 505 của Nhật Bản
Trong thời gian tiến hành đại hội, đại biểu tàu ngầm các nước sẽ được mời tham quan các công trình có liên quan của lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản. Các đại biểu sẽ lần đầu tiên được “thực mục sở thị” một trong những lực lượng tàu ngầm thông thường, được coi là mạnh nhất thế giới, sử dụng công nghệ động lực không cần không khí (AIP).
Theo nguồn tin của các phương tiện truyền thông Nhật Bản, nước này hiện có 5 chiếc tàu ngầm AIP lớp Soryu, đang được biên chế trong lực lượng hải quân. Ngoài ra, họ đang đóng nhiều chiếc khác trong kế hoạch trang bị 14 chiếc thuộc lớp này. Đồng thời, Nhật Bản cũng đã chia sẻ công nghệ đóng loại tàu ngầm sử dụng hệ thống động lực không cần không khí này, với Australia và sắp tới có thể là Ấn Độ.
Theo nguồn tin của các phương tiện truyền thông Nhật Bản, nước này hiện có 5 chiếc tàu ngầm AIP lớp Soryu, đang được biên chế trong lực lượng hải quân. Ngoài ra, họ đang đóng nhiều chiếc khác trong kế hoạch trang bị 14 chiếc thuộc lớp này. Đồng thời, Nhật Bản cũng đã chia sẻ công nghệ đóng loại tàu ngầm sử dụng hệ thống động lực không cần không khí này, với Australia và sắp tới có thể là Ấn Độ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét