Nhóm quân nhân Việt Nam đã được đào tạo tại Belarus từ tháng 6 năm nay. Giới chuyên gia cho rằng, việc tăng cường hợp tác quân sự – kỹ thuật với Belarus sẽ cho phép Việt Nam đa dạng hóa các nước cung cấp thiết bị quân sự.
Vostok-E, được mệnh danh là sát thủ của máy bay tàng hình, là loại radar cảnh giới 2 tọa độ hoạt động ở băng tần VHF, bước sóng mét, hoạt động ở dãi tần 175Mhz được phát triển bởi Văn phòng thiết kế Agat/KB Radar, CH Belarus.
Radar được thiết kế để phát hiện tất cả các mục tiêu đường không. Đặc biệt radar có khả năng phát hiện máy bay tàng hình rất mạnh mẽ.
Các máy bay tàng hình được thiết kế với kỹ thuật tán xạ sóng radar làm cho nó khó bị phát hiện hơn, tuy nhiên kỹ thuật tán xạ sóng radar chỉ hiệu quả đối với những radar sử dụng bước sóng ngắn và tần số cao. Kỹ thuật tán xạ sóng radar lại tỏ ra vô dụng đối với các radar sử dụng bước sóng dài, tần số thấp, đặc biệt là những radar hoạt động ở băng tần VHF và UHF luôn là “kẻ thù” đối với máy bay tàng hình.
Vostok sử dụng ăng ten mạng pha hoạt động phát – thu bằng cách bức xạ tín hiệu kỹ thuật số thông qua các mô-đun. Radar có tần số trung tâm 175 MHz, đổi tần linh hoạt với trên 50 kênh, sử dụng 1 trong 2 tần số nhảy ngẫu nhiên, Vostok có khả năng kháng nhiễu rất cao.
Vostok có tổ hợp cập nhật và xử lý phần tử số hoá giúp phát hiện và bám bắt cùng lúc trên 120 mục tiêu. Sai số đo xa của trạm radar này chỉ là +/- 25m; sai số phương vị +/- 1độ; sai số tốc độ +/- 1,8m/giây.
Theo thông số kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp, Vostock có khả năng phát hiện máy bay tàng hình F-117A ở cự ly 72 km trong môi trường nhiễu nặng. Đặc biệt, đài radar Vostok-E có thể “vạch mặt” tiêm kích tàng hình hiện đại nhất thế giới F-22 Raptor ở cự ly 57 km.
Truyền thông Malaysia từng nhận định, sự ra đời của radar Vostok-E đã trực tiếp thách thức sự thống trị bầu trời của tiêm kích F-22.
Radar có thể phát hiện các máy bay chiến đấu khác ở cự ly 350 km trong môi trường không nhiễu. Nó cũng có khả năng phát hiện cùng lúc không dưới 120 mục tiêu.
Một hệ thống bản đồ số cho phép radar hoạt động thuận tiện, hiển thị các tham số về mục tiêu. Vostock có thể dễ dàng được tích hợp với các hệ thống thông tin tình báo chỉ huy C3I (C4I) nhờ hệ thống truyền dữ liệu số.
Toàn bộ cơ cấu radar được đặt trên khung gầm xe tải chuyên dụng MZKT 65273-020 6×6 bánh nên có khả năng cơ động rất cao. Radar này rất thích hợp với chiến thuật “bắn-chuồn” do có thời gian triển khai và thu hồi chưa đầy 6 phút với kíp chiến đấu chỉ có 2 người.
Một hệ thống Vostock bao gồm, 1 xe mang ăng ten, trạm điều khiển tự động từ xa và một máy phát điện diesel, tất cả đều được đặt trên khung gầm xe việt dã. Trạm điều khiển tự động có thể triển khai cách xe antenna và thiết bị tới 500m. Để bảo vệ radar khỏi các tên lửa tầm nhiệt, máy phát điện có thể đặt cách radar tới 50m.
Vostock được sản xuất với 2 biến thể khác nhau, Vostock-D dành cho nội địa và Vostock-E dành cho xuất khẩu. Một chi tiết khá thú vị là sau khi nhập khẩu hệ thống Vostock-E từ Belarus, các kỹ sư Việt Nam có thể tiến hành nghiên cứu cải tiến loại radar này nhằm phù hợp với điều kiện sử dụng tại Việt Nam. Biến thể do Việt Nam cải tiến được gọi là RV-01.
Trang mạng Ausairpower từng tiết lộ, một biến thể Vostok được thiết kế theo công nghệ quét mạng pha điện tử chủ động AESA đang được phát triển. Biến thể Vostok AESA được xem là một đối thủ cạnh tranh với biến thể Nebo-SVU AESA của Nga.
Với tính năng kỹ thuật được giới thiệu như trên, đài radar Vostok-E có thể vạch mặt bất cứ loại máy bay tàng hình nào ngay cả những máy bay tàng hình tối tân nhất thế giới. Điều đó lý giải cho việc tại sao các trang mạng Trung Quốc lại tỏ ra quan tâm đến thông tin Việt Nam mua tổ hợp radar tối tân này từ Belarus.
(BNZ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét