Hai chiến đấu cơ của Mỹ đã buộc phải thả khẩn cấp 4 quả bom ở Australia do gặp trục trặc trong quá trình diễn tập.
Máy bay chiến đấu phản lực AV-8B Harrier của quân đội Mỹ.
Hãng tin Mỹ AP cho biết hai máy bay chiến đấu phản lực AV-8B Harrier đã phải thả 4 quả bom không có kíp nổ xuống Công viên Hải dương Rạn san hô Great Barrier của Australia cách đây 5 hôm.
“Hai máy bay AV-8B Harrier xuất kích từ một tàu sân bay và mỗi chiếc đã phải thả một quả bom trơ và một bom không kíp nổ xuống công viên hải dương nằm trong danh sách Di sản Thế giới ngoài khơi bang Queensland hôm 16/7”, Hạm đội 7 của Mỹ cho biết trong tuyên bố đưa ra ngày hôm qua.
Cũng theo tuyên bố trên, vì không có ngòi nên cả 4 quả bom đều không phát nổ. Vị trí thả bom là một con kênh cách xa rạn san hô, để giảm thiểu thiệt hại cho quần thể sinh vật biển này.
Phía Australia cho biết trục trặc kỹ thuật trong quá trình diễn tập là nguyên nhân dẫn tới quyết định thả bom trên.
Trước đó, các máy bay được lệnh diễn tập thả bom xuống các mục tiêu oanh tạc giả định trên một hòn đảo. Tuy nhiên, sau đó lệnh này đã bất ngờ bị hủy vì phát hiện khu vực mục tiêu có một số rủi ro. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các phi công phải thả bom khẩn cấp vì họ không thể hạ cánh khi vẫn còn trọng tải.
Australia là một trong những đồng minh chủ chốt của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương và có vai trò quan trọng trong việc giúp Mỹ thực hiện kế hoạch xoay trục an ninh từ Tây sang Đông.
“Hai máy bay AV-8B Harrier xuất kích từ một tàu sân bay và mỗi chiếc đã phải thả một quả bom trơ và một bom không kíp nổ xuống công viên hải dương nằm trong danh sách Di sản Thế giới ngoài khơi bang Queensland hôm 16/7”, Hạm đội 7 của Mỹ cho biết trong tuyên bố đưa ra ngày hôm qua.
Cũng theo tuyên bố trên, vì không có ngòi nên cả 4 quả bom đều không phát nổ. Vị trí thả bom là một con kênh cách xa rạn san hô, để giảm thiểu thiệt hại cho quần thể sinh vật biển này.
Phía Australia cho biết trục trặc kỹ thuật trong quá trình diễn tập là nguyên nhân dẫn tới quyết định thả bom trên.
Trước đó, các máy bay được lệnh diễn tập thả bom xuống các mục tiêu oanh tạc giả định trên một hòn đảo. Tuy nhiên, sau đó lệnh này đã bất ngờ bị hủy vì phát hiện khu vực mục tiêu có một số rủi ro. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các phi công phải thả bom khẩn cấp vì họ không thể hạ cánh khi vẫn còn trọng tải.
Australia là một trong những đồng minh chủ chốt của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương và có vai trò quan trọng trong việc giúp Mỹ thực hiện kế hoạch xoay trục an ninh từ Tây sang Đông.
Vũ Anh
Theo AP/Dân Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét