Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Hải giám vây quanh Senkaku sau tuyên bố của Shinzo Abe

Ngày 18/7 Trung Quốc điều 3 tàu hải giám đến gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Senkaku/Điếu Ngư, chỉ một ngày sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có chuyến viếng thăm lực lượng tuần tra quần đảo này. Theo tin từ hãng Kyodo (Nhật Bản), lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết 3 tàu hải giám Trung Quốc đã thâm nhập vùng biển phía tây đảo Kuaba do Nhật kiểm soát thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư vào lúc 9h30' sáng 18/7 (giờ địa phương) và neo lại đây trong 3 giờ. ...
(ĐVO) - Ngày 18/7 Trung Quốc điều 3 tàu hải giám đến gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Senkaku/Điếu Ngư, chỉ một ngày sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có chuyến viếng thăm lực lượng tuần tra quần đảo này.

Theo tin từ hãng Kyodo (Nhật Bản), lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết 3 tàu hải giám Trung Quốc đã thâm nhập vùng biển phía tây đảo Kuaba do Nhật kiểm soát thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư vào lúc 9h30' sáng 18/7 (giờ địa phương) và neo lại đây trong 3 giờ.
Tuần duyên Nhật Bản cũng đã gửi thông điệp cảnh báo tàu Trung Quốc không được xâm phạm vùng biển Nhật Bản, nhưng 1 tàu hải giám của Trung Quốc đáp lại rằng hòn đảo này thuộc về Trung Quốc.
Vụ việc diễn ra chỉ một ngày sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến đảo Ishigaki thuộc quần đảo Okinawa để thăm hỏi lực lượng tuần duyên Nhật Bản, lực lượng chịu trách nhiệm tuần tra vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào ngày 17/7 vừa qua.
Trung Quốc nhiều lần điều tàu ra vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku bất chấp sự phản đối của Nhật Bản.
Trung Quốc nhiều lần điều tàu ra vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku bất chấp sự phản đối của Nhật Bản.
Ông Abe cho rằng môi trường an ninh biên giới của Nhật đang bị thách thức bởi sự gia tăng khiêu khích của Trung Quốc.
“Tôi kiên quyết đi đầu trong việc bảo vệ lãnh thổ của chúng ta”, ông Abe phát biểu trước các thành viên thuộc lực lượng tuần duyên đóng tại đảo Ishigaki trong chuyến thăm ngày 17/7.
Trước chuyến thăm của ông Abe, một quan chức ngoại giao cao cấp của Nhật cũng đã khẳng định với tờ Asahi Shimbun (Nhật) cho rằng: “Việc thủ tướng Nhật thăm đảo Ishigaki và khích lệ lực lượng tuần duyên là để gửi một thông điệp cho Trung Quốc”.
Trong một diễn biến khác, Nhật Bản ra lệnh cho các tàu khảo sát địa chất trong nước chuẩn bị tiến ra biển Hoa Đông sau khi phát hiện Trung Quốc đang xây dựng một giàn khoan gần biên giới trên biển với Nhật tại vùng biển này.
Hình ảnh cho thấy một chiếc tàu của Trung Quốc đang tiến hành xây dựng một giàn khoan khí đốt tại khu vực mà Nhật Bản tuyên bố là đường trung tuyến tại đặc khu kinh tế chồng lấn với Trung Quốc ở biển Hoa Đông
Hình ảnh cho thấy một chiếc tàu của Trung Quốc đang tiến hành xây dựng một giàn khoan khí đốt tại khu vực mà Nhật Bản tuyên bố là đường trung tuyến tại đặc khu kinh tế chồng lấn với Trung Quốc ở biển Hoa Đông
Một quan chức cấp cao giấu tên của Nhật tiết lộ với Reuters hôm 18/7 rằng các tàu khảo sát của Nhật, nếu được điều động, sẽ hoạt động “ngay sát đường trung tuyến”, vốn là ranh giới chồng lấn trên biển với Trung Quốc.
Trong khi đó, cũng vào ngày 18/7 Chính phủ Nhật thêm một lần nữa đã cảnh cáo Trung Quốc không được mở rộng việc thăm dò khí đốt trên các khu vực đang có tranh chấp ở biển Hoa Đông.
“Nếu phía Trung Quốc cứ tiếp tục đơn phương triển khai các hoạt động thăm dò tại khu vực đang có tuyên bố chủ quyền chồng lấn, thì Nhật Bản sẽ không bao giờ chấp nhận”, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga phát biểu.
Argentina phạt tiền 3 tàu Trung Quốc đánh cá trái phép
Các quan chức quản lý nghề cá và nuôi trồng thủy sản Argentina cho biết các tàu bị phạt mang số hiệu Lu Rong Yu 6177, Lu Rong Yu 6178 và Fu Yuan Yu 873. Mức phạt đối với mỗi tàu là 5,5 triệu peso (trên 1 triệu USD).
Hai tàu Lu Rong Yu 6177 và Lu Rong Yu 6178 bị tàu tuần duyên Argentina phát hiện tháng 12 năm ngoái tại vùng biển thuộc tỉnh Chubut. Khi bị phát hiện, hai tàu đã bỏ chạy, buộc các nhà chức trách phải bắn cảnh cáo.
Hai chiếc tàu trên đã được tàu tuần tra Argentina áp tải vào cảng Comodoro Rivadavia để các nhà chức trách tư pháp điều tra vi phạm luật đánh bắt cá của Argentina. Cho đến nay chủ hai chiếu tàu này vẫn từ chối nộp tiền phạt.
Trong khi đó, tàu Fu Yuan Yu 873 bị bắt hôm 17/6 vừa qua và hiện đang thả neo tại cảng Madryn. Thông báo phạt đã được gửi tới chủ tàu đầu tuần này.
  • T.Hồng (Tổng hợp NLĐ,/Reuters)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến