Ngày 18-7, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cho biết, vào năm 2014, hạm đội này sẽ bắt đầu tiếp nhận các tàu chiến mới đầu tiên kể từ sau khi Liên Xô tan rã.
"Trong năm 2014, các tàu chiến mới sẽ bắt đầu được bàn giao cho Hạm đội Thái Bình Dương," Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Chuẩn Đô đốc Sergei Avakyants, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya 24 của Nga.
Chuẩn Đô đốc Avakyants đã nhấn mạnh đến một thực tế là kể từ năm 1991, Hạm đội Thái Bình Dương chưa tiếp nhận được một chiếc tàu chiến mới nào. Và đây sẽ là lần đầu tiên hạm đội tiếp nhận một chiếc tàu chiến mới trong hơn 20 năm qua.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, sẽ có ít nhất một trong 2 chiếc tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral, đang được chế tạo tại Pháp cho Hải quân Nga, dự kiến được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương.
Chuẩn Đô đốc Avakyants đã nhấn mạnh đến một thực tế là kể từ năm 1991, Hạm đội Thái Bình Dương chưa tiếp nhận được một chiếc tàu chiến mới nào. Và đây sẽ là lần đầu tiên hạm đội tiếp nhận một chiếc tàu chiến mới trong hơn 20 năm qua.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, sẽ có ít nhất một trong 2 chiếc tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral, đang được chế tạo tại Pháp cho Hải quân Nga, dự kiến được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương.
Nhiều tàu hộ tống lớp Steregushchy thuộc Dự án 20380, đang được chế tạo cho Hạm đội Thái Bình Dương tại nhà máy đóng tàu Amur ở khu vực Viễn Đông của Nga, dự kiến cũng sẽ được bàn giao trong khoảng thời gian 2014-2015.
Ngoài ra, một trong các tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đạn đạo lớp Borey đầu tiên sẽ được biên chế cho hạm đội, sau khi được đưa vào hoạt động dự kiến vào cuối năm 2013, theo Bộ Quốc phòng Nga.
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hiện tại gồm có tàu tuần dương mang tên lửa Varyag, 4 tàu khu trục lớp Udaloy, một tàu khu trục lớp Sovremenny và hàng chục tàu ngầm, bao gồm cả 5 chiếc tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Delta III.
Ngoài ra, một trong các tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đạn đạo lớp Borey đầu tiên sẽ được biên chế cho hạm đội, sau khi được đưa vào hoạt động dự kiến vào cuối năm 2013, theo Bộ Quốc phòng Nga.
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hiện tại gồm có tàu tuần dương mang tên lửa Varyag, 4 tàu khu trục lớp Udaloy, một tàu khu trục lớp Sovremenny và hàng chục tàu ngầm, bao gồm cả 5 chiếc tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Delta III.
Varyag - Kỳ hạm của hạm đội Thái Bình Dương Nga hiện là tuần dương hạm mạnh nhất thế giới
Lực lượng tàu chiến của hạm đội Thái Bình Dương của Nga tuy không nhiều nhưng cực kỳ tinh nhuệ. Các tàu mặt nước với tuần dương hạm Varyag, được mệnh danh là “kho tên lửa di động”, cùng với các tàu khu trục chống ngầm hạng nặng lớp Udaloy, đều có khả năng mang theo các đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Ngoài ra, tàu khu trục lớp Sovremenny, tàu hộ vệ lớp 20380 Steregushchy… đều là những chiến hạm hàng đầu thế giới.
Lực lượng tàu ngầm của hạm đội này cũng rất mạnh. Ngoài các tàu ngầm thông thường, các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Delta III, lớp Borey có khả năng răn đe hạt nhân bằng các tên lửa đạn đạo liên lục địa có sức hủy diệt ghê gớm. Tuy kém hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ về tàu sân bay và khả năng đổ bộ tấn công, nhưng khả năng chống ngầm và răn đe hạt nhân của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga lại có phần nhỉnh hơn.
Điểm yếu nhất của hạm đội này là khả năng đổ bộ tấn công máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng. Sự hiện diện của tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral tuy không thể tạo nên sự nhảy vọt về chất, nhưng cũng làm cho thực lực của 2 hạm đội Thái Bình Dương của Nga và Mỹ trở nên tương đối cân bằng và vượt xa so với cả 3 hạm đội Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải của Trung Quốc
Lực lượng tàu ngầm của hạm đội này cũng rất mạnh. Ngoài các tàu ngầm thông thường, các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Delta III, lớp Borey có khả năng răn đe hạt nhân bằng các tên lửa đạn đạo liên lục địa có sức hủy diệt ghê gớm. Tuy kém hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ về tàu sân bay và khả năng đổ bộ tấn công, nhưng khả năng chống ngầm và răn đe hạt nhân của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga lại có phần nhỉnh hơn.
Điểm yếu nhất của hạm đội này là khả năng đổ bộ tấn công máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng. Sự hiện diện của tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral tuy không thể tạo nên sự nhảy vọt về chất, nhưng cũng làm cho thực lực của 2 hạm đội Thái Bình Dương của Nga và Mỹ trở nên tương đối cân bằng và vượt xa so với cả 3 hạm đội Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải của Trung Quốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét