(Soha.vn) - Theo tuyên bố ban đầu của Mỹ, hệ thống NMD sẽ được dùng để đánh chặn mọi tên lửa của đối phương khi chúng “chạm” vào lãnh thổ của Mỹ. Tuy nhiên, toan tính thực sự và hơn cả của NMD chính là duy trì ưu thế quân sự của Mỹ và ổn định trật tự thế giới đơn cực bằng bất cứ giá nào.
Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của Mỹ không phải là vấn đề mới, nhưng vẫn luôn thu hút sự quan tâm của của dư luận quốc tế. Nhiều người tin rằng, việc Mỹ triển khai và mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu với trị giá hàng tỷ USD không đơn thuần chỉ nhằm bảo vệ Mỹ và các đồng minh trước những đe doạ hạt nhân, mà đằng sau đó là cả một toan tính chiến lược nhằm duy trì ưu thế quân sự cũng như đảm bảo vai trò lãnh đạo của Mỹ trên phạm vi toàn cầu.
Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) sẽ được dùng để đánh chặn mọi tên lửa của đối phương khi chúng “chạm” vào lãnh thổ của Mỹ.
Cuối những năm 50 của thế kỷ XX, ý tưởng về một hệ thống NMD có nhiệm vụ cảnh báo và phá huỷ tên lửa của đối phương tấn công bằng tên lửa đánh chặn đã bắt đầu xuất hiện ở Mỹ. Mặc dù, vào năm 1972, Mỹ đã ký vào Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM), những quốc gia này vẫn không từ bỏ ý định biển ý tưởng NMD thành hiện thực.
Năm 1999, Mỹ cho ban hành Đạo luật phòng thủ tên lửa quốc gia. Đây được xem là bước đầu trong kế hoạch đơn phương rút khỏi ABM của Mỹ để có thể phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa. Năm 2002, bằng việc đơn phương rút khỏi ABM, nước Mỹ đã chính thức loại bỏ được rào cản lớn nhất trên con đường phát triển hệ thống NMD.
Mỹ hy vọng phát triển NMD sẽ là giải pháp tối ưu để Mỹ duy trì vị trí độc tôn, răn đe hạt nhân chiến lược toàn cầu.
Có thể thấy, dự án NMD gồm 4 giai đoạn đã được Mỹ theo đuổi suốt nhiều năm qua trong khuôn khổ chương trình phòng thủ quốc gia chống tên lửa đạn đạo. Sau khi Nga và Mỹ tái thiết lập mối quan hệ vào năm 2009, dư luận quốc tế kỳ vọng hai cường quốc hạt nhận hàng đầu thế giới này sẽ khép lại bất đồng để bước sang thời kỳ đối thoại có tính xây dựng hơn. Tuy nhiên, chính sách tái khởi động quan hệ hai nước đã không mấy thành công do tham vọng không ngừng về NMD của Mỹ.
Ngoài ra, quan điểm khác biệt giữa hai bên về giải quyết bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi, về tình hình hạt nhân của Iran và vấn đề Syria cũng là yếu tố mới đưa quan hệ Nga-Mỹ quay lại thời kỳ chiến tranh lạnh.
Theo tuyên bố ban đầu của Mỹ, hệ thống NMD sẽ được dùng để đánh chặn mọi tên lửa của đối phương khi chúng “chạm” vào lãnh thổ của Mỹ. Tuy nhiên, toan tính thực sự và hơn cả của NMD chính là duy trì ưu thế quân sự của Mỹ và ổn định trật tự thế giới đơn cực bằng bất cứ giá nào.
Dự án NMD ở châu Âu là mắt xích quan trọng trong NMD toàn cầu của Mỹ. Theo dự báo, sau năm 2018, NMD ở châu Âu sẽ có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo với bán kính lớn và khoảng năm 2020 các thành phần sẽ được hoàn thiện để có thể sử dụng để chống lại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Tên lửa đánh chặn siêu tốc SM3 Block IIB
Sau năm 2020, giai đoạn 4 của chương trình mới tập trung vào tên lửa đánh chặn siêu tốc SM3 Block IIB, được thiết kế để chống lại tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Điều đó càng khó khăn hơn khi thuyết phục Nga rằng, NMD ở châu Âu không nhằm chống lại Nga.
Mặt khác, Mỹ đã nhiều lần tuyên bố rằng, các hành động của họ không phải dựa trên đánh giá các mối đe dọa thực sự đối với an ninh quốc gia Mỹ mà dựa vào đánh giá khả năng các quốc gia khác sẽ mang các mối đe doạ đến cho Mỹ. Trong khi Nga là nước duy nhất sở hữu tiềm lực hạt nhân có khả năng để tiêu diệt các mục tiêu của Mỹ.
SM3 Block IIB được thiết kế để chống lại tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Thực tế, những nơi mà chọn để thiết lập lá chắn tên lửa ở Cộng hoà Czech và Ba Lan không phải những vị trí thích hợp nhất cho việc ngăn chặn các tên lửa đến từ Iran hay Triều Tiên, mà nó lại thuận tiện cho việc bắn hạ bất kỳ tên lửa nào mà Nga có thể nhằm vào phía Mỹ. Vì thế, sẽ khó có cơ sở để tin rằng việc xây dựng NMD ở châu Âu với chi phí rất tốn kém lại không nhằm vào Nga?
Lá chắn này cũng là tiền lệ để Mỹ tiếp tục triển khai NMD ở các khu vực khác trên thế giới. Ngoài ra, Mỹ hy vọng, phát triển NMD sẽ là giải pháp tối ưu để Mỹ duy trì vị trí độc tôn, răn đe hạt nhân chiến lược toàn cầu. Bên cạnh đó, NMD còn đem lại cho Mỹ một lợi thế về chính trị, quân sự và an ninh ở khu vực. Mặt khác, mục tiêu thực sự của lá chắn tên lửa Mỹ còn gây tác động tới các quốc gia có khả năng phá vỡ trật tự thế giới đơn cực, đặc biệt là Nga và Trung.
Một sự thật khác đằng sau kế hoạch triển khai NMD ở châu Âu là lợi ích kinh tế của những tập đoàn Mỹ. Theo ước tính sơ bộ, toàn bộ hệ thống NMD sẽ tiêu tốn ít nhất 100 tỷ USD của người dân Mỹ và con số này còn có thể tăng hơn nữa. Quyết tâm theo đuổi NMD tại châu Âu còn thể hiện Mỹ luôn coi trọng các nước đồng minh ở châu lục này, quan hệ xuyên Đại Tây Dương là rất quan trọng đối với Mỹ về mặt an ninh và kinh tế.
Như vậy, việc triển khai hệ thống NMD của Mỹ có thể sẽ làm đảo lộn thế cân bằng hạt nhân và sẽ tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang mới. Kế hoạch triển khai NMD của Mỹ sẽ có thể đẩy Trung Quốc và Nga xích lại gần nhau hơn trong một nỗ lực đối phó với xu hướng cường quyền của Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét