Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

S-400, Su-35 sẽ giúp ích cho Trung Quốc như thế nào?

Gần như chắc chắn Bắc Kinh sẽ có được hệ thống phòng không tầm xa S-400 và tiêm kích tối tân Su-35. Trung Quốc hy vọng có thể sử dụng những vũ khí này để phá vỡ giới hạn năng lực phòng không đang bị hạn chế ở tầm dưới 250 km.
Kế hoạch của Bắc Kinh là mua 2 hệ thống vũ khí quan trọng từ Nga để mở rộng phạm vi tấn công phòng không lên 400 km. Điều này sẽ đặt tất cả các địa điểm trên đảo Đài Loan nằm trong tầm bắn của phòng không Trung Quốc và uy hiếp đến khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản.
Đầu tiên là hợp đồng mua sắm hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf với phạm vi tác chiến lên đến 400 km. Thỏa thuận có thể được thực hiện sau năm 2017 sau khi nhà sản xuất Almaz-Antey đáp ứng được nguồn cung cho quân đội Nga.
Su-35 với radar Irbis-E có thể nhìn thấy tất cả các mục tiêu trên lãnh thổ Đài Loan mà không cần phải đi vào không phận hòn đảo này.
Su-35 với radar Irbis-E có thể nhìn thấy tất cả các mục tiêu trên lãnh thổ Đài Loan mà không cần phải đi vào không phận hòn đảo này.
Thứ 2 là hợp đồng mua bán tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Su-35 được trang bị radar tối tân Irbis-E. Thông tin trên do Vasiliy Kashin, một chuyên gia tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Moscow, tiết lộ.
Radar Irbis-E được phát triển bởi Phòng thiết kế Tikhomirov NIIP. Đây là một radar quét mạng pha điện tử bị động hoạt động ở băng tần X với phạm vi phát hiện mục tiêu lên đến 400 km. Radar có khả năng theo dõi 30 mục tiêu và tấn công 8 mục tiêu cùng lúc. Ở chế độ giám sát mặt đất, radar cung cấp khả năng tấn công 4 mục tiêu cùng lúc. Nó có thể vừa theo dõi một mục tiêu mặt đất trong khi vẫn duy trì khả năng theo dõi trên không.
Alexander Huang, một chuyên gia quân sự tại Đại học Tamkang, Đài Loan nhận định: “S-400 và Su-35 sẽ trở thành trở ngại lớn về mặt tâm lý cho các chính trị gia ở Washington khi họ tính toán các kế hoạch dự phòng với Đài Loan”.
Sự xuất hiện của S-400 Triumf tại Bắc Kinh có thể làm đảo lộn toàn bộ các kế hoạch của họ đối với Đài Loan.
Sự xuất hiện của S-400 Triumf tại Bắc Kinh có thể làm đảo lộn toàn bộ các kế hoạch của họ đối với Đài Loan.


Trong khi đó, nhà phân tích Vasiliy Kashin nhận định: “Đó là một tin xấu đối với Đài Loan. Su-35S có thể phát hiện máy bay chiến đấu F-16 của Đài Loan từ khoảng cách 400 km. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu Trung Quốc sử dụng Su-35 để tuần tra hướng về eo biển Đài Loan, họ có thể nhìn thấy mục tiêu trên khắp hòn đảo này”. Điều này có thể khiến Mỹ trở nên bối rối đối với các kế hoạch của mình đối với Đài Loan, ông này nhận định.
Trong khi đó, nhận định về thương vụ Su-35 và S-400 Douglas Barrie, thành viên cao cấp về chuyên ngành hàng không quân sự tại Viện nghiên cứu chiến lược London Anh cho biết, Đài Loan ngày càng quan tâm đến việc phát triển tên lửa hành trình tấn công mặt đất có thể đáp trả lại khả năng của Su-35. Đó sẽ là một thách thức đối với Su-35 trong việc phát hiện các mục tiêu nhỏ bay thấp.
Lance Gatling, thành viên của công ty tư vấn quốc phòng Nexial tại Tokyo nhận định: “Có những thách thức về mặt kỹ thuật để tích hợp khả năng của các máy bay chỉ huy và cảnh báo trên không AWACS của Trung Quốc với S-400 và Su-35. Các radar phòng không trên mặt đất gặp hạn chế với giới hạn đường chân trời do đó họ không thể nhìn thấy chiếc máy bay ở độ cao rất thấp trên vùng trời Đài Bắc”.
Sự có mặt của S-400 và Su-35 có thể khiến Mỹ đẩy nhanh quá trình xuất khẩu F-35 cho các đồng minh ở châu Á.
Sự có mặt của S-400 và Su-35 có thể khiến Mỹ đẩy nhanh quá trình xuất khẩu F-35 cho các đồng minh ở châu Á.
Một số nguồn tin quốc phòng Đài Loan cho biết, hòn đảo này có thể sử dụng khả năng gây nhiễu hệ thống radar cảnh báo sớm đặt tại núi Lạc Sơn để tàn phá các hệ thống radar của Trung Quốc.
Nguồn tin tiết lộ, cơ sở tại Lạc Sơn là một trong những hệ thống radar mạnh mẽ nhất thế giới và đây cũng chính là trạm chuyển tiếp dữ liệu trực tiếp cho Không quân Mỹ trong việc theo dõi các hoạt động của máy bay và các hệ thống tên lửa tại Trung Quốc.
Ông Gatling tiếp tục đặt câu hỏi về khả năng làm thế nào để tích hợp hệ thống điều khiển hỏa lực của S-400 và radar Irbis-E trên Su-35 vào hệ thống quản lý dữ liệu và kết nối thông tin ở Trung Quốc. Điều này là rất khó xác định vì khả năng quân sự của Trung Quốc vẫn là một ẩn số đối với bên ngoài.
(IFN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến